Đọc- Hiểu(3 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm )
b, Cho biết tác dụng của sự sắp xếp trật tự của các từ, cụm từ in đậm trong đoạn trích trên?(0,5 điểm)
c, Xác định kiểu câu và mục đích nói của câu văn sau:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (1,0 điểm )
d, Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên?(1,0 điểm)
a, – Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận .
b, – Trật tự liệt kê được tác giả sắp xếp theo thứ tự trước sau của các khâu trong công tác vận động quần chúng : đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, rồi tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo cho quần chúng làm đúng để rồi cuối cùng tất cả trở thành các hành động yêu nước thiết thực.
c, – Kiểu câu : câu trần thuật .
– Mục đích nói : trình bày .
d, – Biện pháp tu từ : So sánh : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.”
– Tác dụng : +) Làm nổi bật được rõ ràng, cụ thể giá trị của lòng yêu nước . Từ đó cũng mở ra trong mỗi chúng ta trách nhiệm cần phát huy sức mạnh lòng yêu nước còn tiềm ẩn .
+) Qua đó thấy được lòng yêu nước sâu sắc, thắm thiết của Bác .
+) Lời văn trở nên sinh động, gợi tả, gây ấn tượng cho người đọc, người nghe .
a,
$+$ PTBĐ chính : Nghị luận
b,
$+$ Tác dụng của sự sắp xếp trật tự : “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
$→$ Cho ta thấy rõ sự liên kết với nhau của tinh thần yêu nước theo một trình tự nhất định từ giải thích cho nhân dân hiểu rồi đến tuyên truyền , tổ chức và có lãnh đạo kêu gọi mọi người tích cực tham gia . Từ đó sẽ thuyết phục làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
c,
$+$”Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”.
$=>$ Kiểu câu : trần thuật .
$=>$ Mục đích nói là để trình bày về tinh thần yêu nước cũng được ví như là một thứ của quý giá vô cùng.
d,
$+$ Câu so sánh “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý”.
$=>$ Làm cho câu văn trở nên hấp dẫn, sinh động, thuyết phục người đọc.
$=>$ Cho ta thấy rõ được giá trị của tinh thần yêu nước vô cùng quan trọng. Qua đó cho ta bài học về tinh thần yêu nước, mỗi người cần phải sống có trách nhiệm hơn để đất nước ngày một phát triển.