Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây: Đoạn 1: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây M

Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:
Đoạn 1:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
1. Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
2. Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
3. So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
4. Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên.

0 bình luận về “Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây: Đoạn 1: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây M”

  1. 1.Đoạn 1: Viếng lăng Bác- Viễn Phương 
     Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải                                                                                                      2.Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào
    những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách
    khiêm nhường, tự nguyện . Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc.                                                                                                                                                  3.Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.
       Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.
    4. – Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!
        – Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!
        – Ôi, thơ hay quá!

    Bình luận
  2. Câu 1

    Đoạn 1: nằm trong bài thơ Viếng lăng bác

     +Tác giả: Viễn Phương

    Đoạn 2: nằm trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ 

    +Tác giả: Thanh Hải

    Câu 2

    Đoạn 1. ( Chọn hình ảnh cây tre trung hiếu)

    *Cây tre trung hiếu:

    + Là biểu tượng cho tấm lòng trung hiếu của tác giả nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung đối với Bác

    + Cây tre trung hiếu còn là biểu tượng cho tấm lòng mãi mãi trung thành với sự nghiệp với tư tưởng của Bác

    Đoạn 2 (chọn hình ảnh ” nốt trầm xao xuyênd”)

    * Nốt trầm xao xuyến

    +Chỉ sự ít ỏi nhỏ bé khiêm nhường

    +Ngoài ra nó còn làm nổi bật lên một lẽ sống cao đẹp, khiêm nhường giản dị, không chỉ riêng tác giả mà là của mọi người, mọi thời

    Câu3

    *Điệp từ “muốn làm”

    +Chỉ ý nguyện thiết tha và tâm trạng lưu luyến của tác giả muốn hoá thân thành cảnh vật bên lăng

    * Điệp từ ta làm

    + Lớn lao , kiêu hãnh

    + Diễn tả khát vọng cháy bỏng của tác giả muốn hoà nhập muốn cống hiến cho cuộc đời,cho sự nghiệp chung của đất nước

    +) Theo em đây không phải là hình thức liên kết câu ” phép lặp từ ngữ”. Đây là biện pháp tu từ Điệp ngữ

    4, Trời ơi! Thi cấp 3 đến nơi rồi

    Bình luận

Viết một bình luận