Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
“Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”.
(Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô. C. Bình Ngô đại cáo.
B. Hịch tướng sĩ. D. Bàn luận về phép học.
Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống.
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh.
C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
D. Thời kì nước ta chống quân Minh
Câu 3: Văn bản trên viết theo thể loại gì?
A. Thơ. B. Chiếu. C. Cáo. D. Hịch
Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì?
A. Lòng tự hào dân tộc.
B. Tinh thần lạc quan.
C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.
D. Căm thù giặc.
Câu 5: Trong câu “Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
A. Hành động trình bày. C. Hành động điều khiển.
B. Hành động hỏi. D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
Câu 6: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)?
A. Khát vọng cao đẹp trong đấu tranh giành độc lập và cách sống nghĩa tình với bề tôi.
B. Nỗi xót xa khi đất nước rơi vào tay giặc.
C. Lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
D. Tinh thần trách nhiệm cao cả của quân và dân đời Trần trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.
Câu 7: Trong các văn bản sau đây, những văn bản nào cùng nói về lòng yêu nước?
A. Nước Đại Việt ta. C. Chiếu dời đô.
B. Quê hương. D. Bàn luận về phép học.
1, B. Hịch tướng sĩ.
2, C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
3, D. Hịch
4, C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.
5, D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
6, C. Lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
7, A. Nước Đại Việt ta. (hoặc) C. Chiếu dời đô.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô.
C. Bình Ngô đại cáo.
B. Hịch tướng sĩ.
D. Bàn luận về phép học.
Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống.
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh.
C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.
D. Thời kì nước ta chống quân Minh
Câu 3: Văn bản trên viết theo thể loại gì?
A. Thơ.
B. Chiếu.
C. Cáo.
D. Hịch
Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì?
A. Lòng tự hào dân tộc.
B. Tinh thần lạc quan.
C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.
D. Căm thù giặc.
Câu 5: Trong câu “Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
A. Hành động trình bày.
C. Hành động điều khiển.
B. Hành động hỏi.
D. Hành động bộc lộ cảm xúc.
Câu 6: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)?
A. Khát vọng cao đẹp trong đấu tranh giành độc lập và cách sống nghĩa tình với bề tôi.
B. Nỗi xót xa khi đất nước rơi vào tay giặc.
C. Lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. D. Tinh thần trách nhiệm cao cả của quân và dân đời Trần trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.
Câu 7: Trong các văn bản sau đây, những văn bản nào cùng nói về lòng yêu nước?
A. Nước Đại Việt ta. C. Chiếu dời đô. B. Quê hương. D. Bàn luận về phép học.