Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:”Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong l

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:”Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cùng như của thời đại là giản dị :”Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “‘Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. “(Ngữ văn 7, tập hai) 1. Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
2. Câu văn đầu tiên của đoạn văn trên có vai trò gì trong mạch lập luận?
3. Xác định trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.” Ngoài tác dụng đó, trạng ngữ còn có thể có những tác dụng nào?
4. Trong đoạn trích, tác giả đã làm sáng tỏ phẩm chất nào của Bác? Phẩm chất ấy được thể hiện trên những phương diện nào?
5. Vì sao văn bản có sức thuyết phục lớn?
6. Từ hiểu biết về văn bản và thực tế cuộc sống, hãy trình bày suy nghĩa của em về tác hại của lối sống lãng phí, đoạn văn khoảng 15 câu

0 bình luận về “Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:”Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong l”

  1. Lời giải chi tiết: 

    1. Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

    –> Xuất xứ: Hồ Chủ Tịch

    –> PTBĐ: Nghị luận

    2. Câu văn đầu tiên của đoạn văn trên có vai trò gì trong mạch lập luận?

    –> Câu văn đầu tiên của đoạn văn trên có vai trò là xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng đối với các sự việc trong đời sống.

    3. Xác định trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.” Ngoài tác dụng đó, trạng ngữ còn có thể có những tác dụng nào?

    –> Trạng ngữ: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong,

    –> Ý nghĩa: liên kết và bổ sung nòng cốt cho câu ( tức là bổ sung ý nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm ) 

    –> Tác dụng: giúp cho câu thêm ý nghĩa và đầy đủ chi tiết hơn.

    4. Trong đoạn trích, tác giả đã làm sáng tỏ phẩm chất nào của Bác? Phẩm chất ấy được thể hiện trên những phương diện nào?

    –> Trong đoạn trích, tác giả đã làm sáng tỏ phẩm chất: Giản dị của Bác.

    –> Phẩm chất ấy được thể hiện trên nhưng phương tiện sau: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong và cuối cùng trong lời nói và bài viết.

    5. Vì sao văn bản có sức thuyết phục lớn?

    –> Vì văn bản mang tính xác thực cao, có đầy đủ luận điểm và luận cứ, dẫn chứng, lí lẽ. 

    6. Từ hiểu biết về văn bản và thực tế cuộc sống, hãy trình bày suy nghĩa của em về tác hại của lối sống lãng phí, đoạn văn khoảng 15 câu.

    –> Trả lời: 

    Cuộc sống hiện nay đang ngày càng phát triển hơn, vật chất dư thừa dẫn đến việc con người cũng có môi trường sống thoải mái hơn. Tuy nhiên điều này cũng kéo theo một vài hệ lụy mà tiêu biểu là vấn nạn lãng phí. Người Việt, đặc biệt là người trẻ tuổi đang có hiện tượng lãng phí ngày càng nhiều: lãng phí đồ dùng, vật dụng, lãng phí thực phẩm, lãng phí tiền bạc, lãng phí thời gian. Lãng phí là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Lãng phí của cải, vật chất, thời gian…Trên mọi bình diện của cuộc sống, với nhiều đối tượng khác nhau. Lãng phí ở cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình): việc tổ chức cưới hỏi, tang lễ trong mỗi gia đình đều rất lãng phí, không cần thiết…Lãng phí ở cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn thể xã hội): các cuộc hội nghị, hội thảo, các dịp kỉ niệm, các lễ hội. Phung phí rất nhiều tiền của, tốn kém mà chất lượng lại thực sự không cao…Có những dự án kinh tế, nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng mà hiệu quả thu về lại không nhiều còn đem lại nhiều tác hại. Trước hết thiệt hại về tiền bạc, công sức, thứ hai là không có điều kiện để đầu tư cho những việc, những lĩnh vực cần thiết, cấp bách cần phải làm, mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm lại”. Thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay lại bao giờ. Vì vậy ta cần có biện pháp để khắc phục. Chung sức cùng xã hội để khắc phục, hạn chế hiện tượng lãng phí. Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng…Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa ấy. 

    $Sù   xin   gửi   bạn$

    Chúc bạn học tốt~ 

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Xuất xứ : Chủ tịch Hồ Chí Minh

    – PTBĐ chính : Nghị luận 

    Câu 2:

    – Xác định chủ đề lập luận

    Câu 3:

    Trạng ngữ : trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong,

    Tác dụng : giúp cho ý nghĩa câu được đầy đủ hơn, chi tiết hơn

    Câu 4:

    Sáng tỏ phầm chất giản dị của Bác 

    Phẩm chất ấy được thể hiện trên nhiều phương diện : trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết,

    Câu 5:

    Vì văn bản nêu rõ luận điểm có dẫn chứng đầy đủ mang sức thuyết phục lớn

    Câu 6:

    Bác Hồ rất giản dị nhưng qua đó cx giúp chúng ta hiểu đc về sự lãng phí.Có thể đó là lãng phí về của cải, vật chất. Trong xã hội đang rộng mở, con người càng no đủ thì những hoạt động giải trí càng được đầu tư hơn nữa. Những đám cưới với quy mô lớn được tiến hành. Khách quan đông đảo, tiệc cưới xa hoa. Tất cả chỉ để cho người khác thấy sự giàu có của mình. Để thể hiện với những người hàng xóm, bạn bè, để khoe khoang. Họ đã lãng phí không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian vào đó.Không chỉ đám cưới, mà còn cả đám ma thời đại này cũng vậy. Người chết cần có sự trang nghiêm, yên tĩnh. Nhưng những đám ma ở thành thị lại được phô diễn hết sức khoa trương. Những gia đình có điều kiện, có người thân mất đi thì làm đủ mọi thứ. Kèn ta, kèn tây, đội nhạc công các loại đủ cả. Đám ma là dành cho người chết, cho sự tiếc thương giờ lại biến thành nơi khoe mẽ, với người khác về sự hiếu kính của bản thân mình với người chết. Bằng việc làm những đám ma đồ sộ, to lớn.Tác hại của việc lãng phí trước hết đó là tiền bạc, thời gian bị đánh mất. Người ta phải bỏ ra một số tiền lớn, một khoảng thời gian vắt óc suy nghĩ, để có thể làm sao tổ chức những sự kiện làm cho mình mở mày mở mặt. Nhưng đôi khi tiền mất, tật lại mang.Vì vậy ta cần bỏ tật lãng phí

    *Bạn tham khảo nhé 

    @Dịu gửi bạn

    chúc bạn học tốt

    Bình luận

Viết một bình luận