Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)
Câu 1: Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh như thế nào?
Câu 2: Phân tích giá trị của phép điệp và phép liệt kê trong đoạn trích.
Câu 3: Chỉ rõ tác dụng của hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích
Ai giải giúp e với ạ

0 bình luận về “Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những”

  1. Câu 1:

    Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là: Ông Hai 

    “ Ông lão” đang trong hoàn cảnh: Ông lo sợ, không dám ra khỏi nhà, không dám trò chuyện với ai. Đó là tâm lý gò xé khiến ông sợ hãi, không khí gia đình cũng nặng nề, u ám cho nên ông nghĩ về quá khứ – cái lúc mà ông vẫn còn ở làng chợ  Dầu, được làm việc với anh em dường như là niềm vui của ông. Ông nghĩ về lúc đó là để quên đi cái buồn rầu trong lòng ông hiện tại.

    Câu 2:.

    Điệp từ ” ông ” nhấn mạnh những tâm trạng của ông Hai khi về nhà.

    Liệt kê: những tâm trạng, hoạt động của ông khi xưa lúc ở làng  chợ Dầu.

    Câu 3

    Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông hai mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời độc thoại và độc thoại nội của tâm nhân vật có sư thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ 3).

    mapmanhmai2k6

    Bình luận
  2. Ông lão nói trong đoạn trích trên là ông hai đang trong hoàn cảnh ông phải đi tản cư ko đc sống ở làng nữa
    2. Phép điệp trong bài là từ “lại” nhằm nhấn mạnh về nỗi nhớ làng của ông lão khi phải rời làng tản cư làm nổi bật lên nỗi nhớ sâu sắc của ông lão trong đoạn trích về vấn đề muốn nói đến trong lòng ông lão lúc bấy giờ phép liệt kê trong đoạn trích giúp diễn tả đc sâu sắc những suy nghĩ trong đầu ông lão về tư tưởng tình cảm nỗi nhớ bằng cách liệt kê những hình ảnh kỉ niệm của nhiều khía cảnh diễn biến tâm lí bộc lộ đc tình cảm suy nghĩ của ông trong bài
    3. Ngôn ngữ đc sử dụng trong đoạn trích là ngôn ngữ độc thoại nội tâm giúp ông bộc lộ rõ tình cảm tư tưởng suy nghĩ của ông lão cề nỗi nhớ trong lòng ngôn ngữ đặc sắc trân thật

    Bình luận

Viết một bình luận