|Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mặt trời……….là là nhịp cánh” 1) PTBĐ chính của đoạn trên là gì? 2) Các phép tu từ được sử dụng trong đ

By Faith

|Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mặt trời……….là là nhịp cánh”
1) PTBĐ chính của đoạn trên là gì?
2) Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên ? Phân tích tác dụng của một phép tu từ hay nhất.
3) “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết”có phải là câu trần thuật đơn không?Vì sao?
||Tập làm văn:Tả một cơn mưa rào bất chợt trong mùa hè.
Làm phần nào cũng được
Nhanh dùm mik nhé

0 bình luận về “|Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mặt trời……….là là nhịp cánh” 1) PTBĐ chính của đoạn trên là gì? 2) Các phép tu từ được sử dụng trong đ”

  1. 1.

    – Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Miêu tả

    2.

    – Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên:

    $→$ So sánh:

    + Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

    + Mặt trời nhú lên dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. ( Có mối liên kết)

    + Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính…Y như một mâm lễ phẩm…muôn thuở biển Đông. ( Có mối liên kết)

    $→$ Ẩn dụ:

    + Một mâm bạc đường kính: ẩn dụ cho hình ảnh bầu trời.

    + Quả trứng hồng hào thăm thẳm: ẩn dụ cho hình ảnh mặt trời.

    Mình sẽ phân tích tác dụng của biện pháp ‘so sánh”

    $→$ Tác dụng:

    – Tăng gợi hình cho sự diễn đạt trong đoạn văn và câu văn. Gợi lên những nét đẹp sâu sắc, tuyệt vời của cảnh thiên nhiên nơi đảo Cô Tô. Thể hiện lên tình cảm quý mến của tác giả đối vưới cảnh thiên nhiên nơi đây.

    3.

    – “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết.” $→$ Là câu trần thuật đơn.

    – Vì: Câu dùng để “kể” và câu này chỉ có một cụm C-V. 

    TẬP LÀM VĂN

       Những cơn mưa, cứ bất chợt đến rồi lại đi. Trong đời, ai cũng cảm giác thoải mái khi trời mưa cuống. Đối với tôi, những cơn mưa mùa hạ mang lại những cảm xúc rất khó tả, thoải mái và cảm thấy như mùa hạ đã không còn cái nóng oi bức nữa rồi.

       Trước trận mưa. Bầu trời trong vắt, từng làn mây trắng bay qua bay lại. cái nắng nóng nực của mùa hạ cứ chang chang làm ai cũng cảm thấy oi bức, khó chịu. Ông mặt trời hiên ngang tỏ ánh nắng chói chang xuống nơi mặt đất. Nhưng từ đâu? Những làn mây đen kéo đến. Bầu trời trở nên âm u, xám xịt. Không khí dễ chịu, mát mẻ lan tỏa khắp nhà. Mẹ tôi vội vã thu dọn quần áo đang phơi vào trong nhà.

       Gió bắt đầu kéo đến ngày một mạnh hơn. Từng hạt mưa lộp độp lộp độp rơi xuống nơi hiên nhà. Mặt đất bốc lên một mùi hương gì đó mỗi khi cơn mưa đầu hẹ rơi xuống đất. Chú chó nhà tôi vội vã tìm chỗ nấp. Những cái cây như được trận tắm mát, thêm xanh tốt muôn phần. Mưa rơi xối xả xuống sân. Tôi cứ tưởng chừng như mùa hạ cũng đã qua đi rồi nhỉ? Không khí mát mẻ hẳn lên. cái giếng trước nhà bỗng chốc đầy nước. Tiếng ếch, tiếng nhái kêu ồm ộp không ngớt cạnh giếng. Những người nông dân vội vã xách cày, xách cuốc chạy về. Những đám trẻ con đang chơi đùa trên đồng. Có đứa còn đang nằm trên võng vừa chăn trâu vừa ngũ cũng nhanh chóng chạy về. Từng tia sét nhá lửa đỏ rạch ngang trời. hàng cây lao xao, chim chui vào tổ trốn. Nhưng rồi, cơn mưa cũng đã ngớt. Từng giọt nước còn quyến luyến vẫn rơi tạch tạch trên sân nhà. Cây cối trở nên tươi tốt hơn. Ai cũng cảm thấy thoải mái, mát mẻ khi vừa trải qua không khí mát mẻ của cơn đầu hạ.

      Cơn mưa này cho tôi những cảm xúc khó tả. Cho tôi có thêm niềm vui khi được đưa tay hứng những giọt mưa mát lành. Cơn mưa đầu hẹ đã phá tan đi cái nóng oi bức, cho tôi những cảm gics dễ chịu và thêm mát mẻ, thoải mái hơn.

    $#tonhutieu624$

      

    Trả lời
  2. 1 . Miêu tả

    2. So sánh : Sau trận bão…muôn thuở biển Đông.

    Biện pháp tu từ so sánh làm câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Làm cho bức tranh thiên nhiên có thêm màu sắc.

    3. Câu “Mặt trời…kì hết” là câu trần thuật đơn vì câu có cấu tạo gồm 1 cụm chủ- vị

    Trả lời

Viết một bình luận