-Đọc truyện của tác giả Tô Hoài, Nam Cao, Ngô Tất Tố
-Lập bảng với các truyện đã đọc của các tác giả trên ít nhất 12 truyện (có thể là 10 truyện là tối thiểu nha)
Bảng gồm các ý sau: + Tên truyện, Nhân vật, Nội dung chính, Câu văn mà em cảm thấy yêu thích
Lưu ý: Mình đang cần rất gấp! Làm giúp mình nha! Thanks trước ạ!
Cả ba tác giả một truyện nha!
1) Tô Hoài
*)Vợ chồng A Phủ
-Nhân vật: A Phủ, Mị, A Sử, nhà Thống lí Pá Tra.
-Nội dung chính:Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ: Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống dậy quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của kiếp nô lệ, khẳng định được chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng.
-Câu văn mà em yêu thích nhất Là “Mị vẫn là người”.
*)Dế mèn phiêu lưu kí
– Nhân vật: Dế mèn, dế choắt, chị Cốc, bà con trong xóm, ..
– Nội dung:Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
-Câu văn mà em yêu thích nhất
*)Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ
– Nhân vật: người thanh niên HOÀNG VĂN THỤ
– Nội dung: Ý chí và lòng quyết tâm ra đi thực hiện sứ mệnh cứu nước, giúp nhà của người thanh niên HOÀNG VĂN THỤ được nhà văn Tô Hoài khắc họa sinh động. Với niềm tin và hi vọng vào tương lai sáng lạn, chàng trai dân tộc Tày vùng đất biên ải đã không quản ngại gian khổ, bão táp, hiểm nguy “vượt ngàn dặm xa” để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trên con đường cách mạng và phụng sự cách mạng ấy, anh không lẻ loi, bởi bên anh luôn có những người bạn, người thầy, người anh em, đồng chí cùng chung chí hướng…
– Câu văn em yêu thích nhất
2)Nam Cao
*)Chí Phèo
-Nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, bá Kiến, bà của Nở,..
-Nội dung: Qua nhân vật Chí Phèo, người đọc có thể thấy rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao. Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Vì bị đè nén áp bức đến đường cùng mà họ không còn cách nào khác buộc phải chống trả bằng cách lưu manh hóa.
– Câu văn em yêu thích nhất
*)Lão Hạc
-Nhân vật: Lão Hạc, Cậu Vàng, Binh Tư và ông giáo..
– Nội dung: Tác phẩm tái hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất tiềm tàng của họ.
– Câu văn em yêu thích nhất
*)Cái mặt không chơi được
– Nhân vật:Tri và Sen
–Nội dung:Tác phẩm sử dụng thủ pháp dòng ý thức để xây dựng kết cấu, và rất phổ biến như một giọng điệu nghệ thuật của tác giả đã từng xuất lộ trong nhiều truyện ngắn khác, tác phẩm dùng nhiều độc thoại nội tâm.
– Câu văn em yêu thích nhất
3)Ngô Tất Tố
*)Chị Dậu
-Nhân vật: Chị Dậu,Anh Dậu,Cái Tí,Thằng Dần,Cái Tỉu,Vợ chồng Nghị Quế,Cai lệ,Quan huyện,Cụ “Cố”,Quan cụ,Mụ cửu Xung.
-Nội dung:Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
– Câu văn em yêu thích nhất
*)Lều chống
-Nhân vật:Đào Vân Hạc,Bùi Đốc Cung,Nguyễn Khắc Mẫn,Trần Đằng Long,Tường Loan,Trần Đức Chinh,Bà Đồ,Ông Đồ,Cô Ngọc (vợ Đoàn Vân Hạc),Cô Bích (em gái cô Ngọc),Cụ Bảng Tiên Kiều,Cụ Nghè Quỳnh Lâm,Chủ quán trọ ở kinh đô,Quan Đốc học,Đào Hải Âu,Đào Tiêm Hồng,Đào Đoàn Bằng,Đào Cúc,Đào Phượng.
-Nội dung: Tác giả Ngô Tất Tố viết truyện này để nói lên những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.
– Câu văn em yêu thích nhất là:(bạn thích câu nào điền giùm mk)
*)Hoàng Lê nhất thống chí
-Nhân vật:Trịnh Sâm,Đặng Thị Huệ,Hoàng Đình Bảo,Trịnh Khải,Nguyễn Hữu Chỉnh,Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Lê Ngọc Hân,Lê Chiêu Thống,Ngô Thì Nhậm,Lê Hiển Tông,Tôn Sĩ Nghị,Hoàng Phùng Cơ,Vũ Văn Nhậm,Dương Trọng Tế.
-Nội dung:
+Tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến thời Lê mạt và phong trào Tây Sơn.
+Tác phẩm miêu tả khoảng hơn 30 năm cuối thế kỷ 18, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam, cả cơ cấu xã hội phong kiến cùng những hình thái ý thức, tư tưởng, đạo đức… hầu như bị đảo lộn và lay chuyển tận gốc.
– Câu văn em yêu thích nhất