Đọc văn bản sau: Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu? Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau, Vái ta mà thưa rằng: Đây là chiến địa bu

By Vivian

Đọc văn bản sau:
Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu?
Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,
Vái ta mà thưa rằng:
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.
Đương khi ấy:
Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi!
Thế nhưng: Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối!
Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay nước sông tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi!
Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi.
(Trích Phú sông Bạc Đằng, Trương Hán Siêu, SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, tr.5)
C1 : Anh/chị hãy chỉ ra những chiến công hào hùng của dân tộc trên sông Bạch Đằng được nhắc tới trong khổ thơ trên.
C2 : Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên.
C3 : Anh/chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.

0 bình luận về “Đọc văn bản sau: Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu? Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau, Vái ta mà thưa rằng: Đây là chiến địa bu”

  1. C1:

    2 chiến công hào hùng của dân tộc:

    – Ngô Quyền đại phá Hoằng Tháo(938)

    – Chiến địa của 2 vị thánh quân Trùng Hưng: Trần Tánh Tông và Trần Nhân Tông(1288)

    C2: biểu cảm( mk nghĩ thế nhó)

    C3:

    Tác giả sd biện pháp so sánh, đặt trận thủy chiến trên sông BĐ ngang tầm với trận thủy chiến oanh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc. So sánh này làm nổi bật niềm tự hào của người con đất Việt khi làm cho kẻ thù hãi hùng khiếp vía và để lại tiếng thơm muôn đời

    Trả lời
  2. 1, Những chiến công hào hùng của dân tộc trên sông Bạch Đằng được nhắc tới trong khổ thơ: chiến thắng của Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán do Hoằng Tháo cầm đầu, chiến địa Trùng Hưng nhị thánh chiến thắng Ô Mã Nhi

    2,

    Phương thức biểu đạt chính: tự sự

    3,

    Biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng khi so sánh những chiến công của quân ta trên sông Bạch Đằng tựa như những trận đánh hào hùng nổi tiếng chính nghĩa của lịch sử Trung Quốc. Điều này không chỉ thể hiện niềm tự hào đối với sức mạnh dân tộc, khẳng định vị thế của quân đội ta sánh ngang với những trận đánh lớn bên Trung Quốc. Từ đó, người đọc cảm nhận được khí thế chiến đấu hào hùng và sức mạnh của quân dân ta khi đương đầu với những thế lực thù địch lớn mạnh. 

    Trả lời

Viết một bình luận