Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:
…Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá”.
(Lời mẹ dặn – Phùng Quán)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tính cách của nhân vật tôi trong đoạn thơ được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ nào? Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các dòng thơ:
“Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.”
Câu 4. Từ nội dung của đoạn thơ, Anh/chị thấy bản thân mình cần sống và rèn luyện như thế nào để trở thành người chân thật?
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Dựa trên phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của “sống chân thật”
Câu 1: thơ tự do
Câu 2: Qua từ ngữ, câu thơ, hình ảnh “Người làm xiếc đi dây rất khó/ Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn”, Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét, muốn làm nhà văn chân thật, sẽ dùng dao viết văn lên đá, Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã,
Tính cách ấy cho thấy vẻ đẹp kiên cường, mạnh mẽ của nhân vật “tôi”
Câu 3: Điệp cấu trúc “Dù ai ,, / Cũng không nói ….”
Tác dụng :tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Nhấn mạnh nét tính cách khảng khái trong tôi
Cho thấy được sự quyết tâm, sự trân trọng, ý chí phi thường mà “tôi” hay cũng là tác giả gửi găm qua bài thơ.
Câu 4: Để sống chân thật, ta hãy là chính mình, sống bằng đức tin của bản thân, bằng sự trân trọng với mọi người xung quanh. Đồng thời, cũng cần biết quan sát, thấu hiểu để có điểm nhìn đúng đắn, chân thực, tốt đẹp.
II. Làm văn:
Chúng ta không xa lạ gì với những câu chuyện xử kiện dân gian về việc thiếu trung thực, luôn giả dối, bao biện. Chính trong những bụi tàn xấu xa ấy, ta càng thấy thêm trân trọng, thêm thấu hiểu về cách sống chân thật. Sống chân thật ở đây là sống đúng với mình và luôn làm theo lẽ phải, theo cái đúng thay vì đặt lợi ích của bản thân lên trên hết, trước hết. Sống chân thật cho ta nhiều điều mà ta không thể ngờ tới. Nhờ chân thật, con người sẽ thấy đời sống của mình vô cùng thỏa mái. Việc phải vác một mặt nạ không bao giờ được dễ chịu bằng việc bạn sống là mình vui vẻ, hạnh phúc. Hay như khi chân thật, ta sẽ có cho mình những người bạn thực thụ. Những người bạn chơi với ta, quen biết ta vì ta là ta chứ ta không cần gồng mình để là một ai đó. Ở đời, con người sẽ không thể chỉ sống với sự giả tạo mãi mãi. Khi chân thật ,ta không chỉ có cho mình niềm vui mà còn có được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh. CHu Văn An là người thầy giáo chân thật đã dám đưng lên đấu tranh trước cái sai. Thứ ông có được tuy không phải vàng bạc chức tước nhưng lại đáng quý, đáng trân hơn cả với sự trân trọng của mọi thế hệ hôm nay. Giá trị chân thật có thể không đem lại cho con người ích lợi ,điều tốt trong ngày một ngày hai. Nhưng chắc chắn, sự chân thật rồi một mai sẽ tỏa sáng như ánh sao và làm đẹp cuộc đời của ta. Đừng bao giờ để bản thân thành con người của dối trá, xấu xa. Đời sống đẹp hay không là ở bạn. Và bạn sẽ sống như thế nào cho xứng đáng với cuộc đời, với chính bạn?