Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. S

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong văn thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm được?

0 bình luận về “Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Đất mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. S”

  1. Bài văn sử dụng biện pháp 

    – Nhân hóa: 

    (+) đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam.

    (+) sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng.

    VD: Giấy đỏ buồn không thắm 

           Mực đọng trong nghiên sầu.

    – So sánh:

    (+) đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam.

    (+) Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng.

    (+) Sương trôi như sóng.

    (+) Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ.

    (+) Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc.

    (+) Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên.

    (+) Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú.

    VD: Em như trái ớt chín cây 
    Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

    Bình luận
  2. Các biện pháp tu từ tìm được từ đoạn trích:

    – Nhân hóa: “đất ngây ngất”, sương “lao ra”.

    Tìm ví dụ trong văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

    “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. (Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

    – So sánh: “Sương trôi như sóng”, “những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ”, “lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc”, “Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên”, “thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú”

    Tìm ví dụ trong văn thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

    “Côn Sơn suối chảy rì rầm,
    Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
    Côn Sơn có đá rêu phơi,
    Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
    Trong ghềnh thông mọc như nêm,
    Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”

    (Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)

    – Liệt kê: “một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con”. 

    Tìm ví dụ trong văn thơ có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê:

    “trầu vàng, cau đậu, rể tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào chuôi dao ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông” (Sống chêt mặc bay – Phạm Duy Tốn)

    Bình luận

Viết một bình luận