Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại cái năm tháng mong manh mà vững chãi con

By Parker

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại
cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này.
Người ở trong rừng mang vết suối vết cây
người mạn bể có chút sóng chút gió
người thành thị mang nét đường nét phố
như tôi mang dấu ruộng dấu vườn.
Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương
thời thơ ấu không thể nào đánh đổi
trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội
có một miền quê trong đi đứng nói cười.
Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi
dầu chúng ta cứ việc già nua tất
xin thương mến đến tận cùng chân thật
những miền quê gương mặt bạn bè.
Cuối 1982
(Tuổi thơ – Nguyễn Duy)
Câu 1. Nêu khái quát nội dung của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong khổ thơ thứ 2.
Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ: Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương?

0 bình luận về “Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại cái năm tháng mong manh mà vững chãi con”

  1. Câu 1:

    Nội dung của văn bản là : tuổi thơ của tác giả với những kỉ niệm bên đồng quê mãi mãi không quên được.

    Câu 2:

     Biện pháp tu từ ẩn dụ “Con dấu chìm chạm trổ trong xương”

     Tác dụng: Nhấn mạnh về những kí ức tuổi thơ đã in sâu vào trong xương tủy của tác giả. Những kỷ niệm về một tuổi thơ tươi đẹp với nhiều hình ảnh vui tươi, trong sáng.

    Câu 3:

    Câu thơ: “Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương” được trích trong bài thơ “Tuổi thơ” của tác giả Nguyễn Duy. Theo tác giả, con dấu ở đây là tất cả những thứ thuộc về quê hương nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê hương, tình yêu tất cả những thứ bình dị của quê hương giống như một con dấu đóng sâu vào trong xương, trong tủy của tác giả. Qua câu thơ, người đọc có thể thấy được tình yêu quê hương , niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương của tác giả.

    Trả lời
  2. Câu 1.

    * Nội dung của văn bản:

     – Văn bản khẳng định tuổi thơ đi qua nhưng không hề mất đi, nó vẫn hiện diện, với dấu ấn của đất đai, quê hương in sâu trong mỗi con người, dù ở đâu, đi đâu, dù trải qua thời gian, vẫn không bị phai mờ, không dễ gì đánh đổi.

     – Từ đó nhà thơ bộc lộ niềm mến thương chân thật, niềm biết ơn sâu nặng đối với quê hương, đất đai – nguồn cội tạo nên con người, đi theo ta đến trọn kiếp người.

    Câu 2. 

     – Biện pháp lặp cấu trúc kết hợp với điệp từ, liệt kê (Người ở trong rừng mang… người mạn bể có… người thành thị mang…). Tác dụng: nhấn mạnh đặc trưng, dấu vết những vùng miền khác nhau trên đất nước in dấu trong mỗi con người, làm nên nét đặc thù khó lẫn

     – Biện pháp so sánh: như tôi mang dấu ấn ruộng vườn  vừa khằng định dấu ấn riêng của quê hương trong chính bản thân mình (người con của nông thôn, của ruộng vườn, đất đai đồng bằng), vừa để tạo nên so sánh tương đồng, khẳng định sự giống nhau giữa mình với mọi người ở những vùng quê khác.

    Câu 3. 

    – Câu thơ Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương sử dụng cách nói ẩn dụ, mượn hình ảnh con dấu chìm để khẳng định dấu vết khắc ghi, in sâu của quê hương trong máu thịt mỗi con người. Nó là dấu ấn riêng, trừu tượng nhưng được khắc ghi tự nhiên và sâu sắc trong sự sống, cách sống của chúng ta.

    Trả lời

Viết một bình luận