Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thấy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: “.
– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
– Thưa ngài, ngài là …
– Thưa thầy với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…”.
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Câu 1: Trong cuộc trò chuyện ở đoạn trích trên, người thầy và danh tướng đã cùng thực hiện một phương châm hội thoại, đó là phương châm nào? Dựa vào đâu em khẳng định điều đó?
Câu 2: Từ cách ứng xử của vị danh tướng với người thầy trong câu chuyện trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thơ, trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn.
Gấp ạ
Làm ơn đi ????????????????
Tối em cần r
1. Trong cuộc trò chuyện ở đoạn trích trên, người thầy và danh tướng đã cùng thực hiện phương châm lịch sự.
– Biểu hiện:
+ Vị tướng, tuy đã trở thành một nhân vật có quyền cao chức trọng, nhưng khi gặp lại thầy giáo cũ, vẫn gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng em.
+ Cách xưng hô của người thầy: Thưa ngài, ngài là…
2. Con người có rất nhiều đức tính tốt làm nê nhân cách mỗi người, một trong số đó là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không kiêu căng, tự phụ. Ngưòi có tính khiêm tốn là người luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc. Họ luôn thấy nhưng cố gắng của bản thân là chưa đủ để nỗ lực vươn lên. Dù có nhiề yhành công thì họ cũng không ra oai, huênh hoang mà vẫn luôn tiếp thu những ý kiến từ mọi người. Lòng khiêm tốn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Con người có lòng khiêm tốn là có thêm một phẩm chất tốt góp phần hoàn thiện nhân cách. Giúp ta nâng cao phẩm giá, cũng như được mọi người xung quanh tôn trọng và quý mến. Như Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng Bác vẫn là một vị lãnh tụ kiệt xuất. Vậy mà hiện nay vẫn còn những con người có tính tự cao, tự đại. Đó là những người cần đáng phê phán và loại bỏ. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện vù một cuộc sông tốt đẹp hơn.
câu 1 :
Trong cuộc trò chuyện ở đoạn trích trên, người thầy và danh tướng đã cùng thực hiện phương châm lịch sự. Bởi vị danh tướng rất tôn trọng thầy giáo cũ, mà “kính cẩn thưa” , còn người thầy lại biết vị thế xã hội nên xưng hô với vị danh tướng là “ngài “. Hai người đều tôn trọng nhau vậy nên họ đều tuân thủ phương châm lịch sự
câu 2 :
Câu chuyện về cách ứng xử của vị danh tướng với người thầy cũ đã mở ra cho chúng ta nhiều điều, trong đó nổi bật là đức tính khiêm tốn. Vậy khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn có thể hiểu là đánh giá đúng thực lực bản thân, không tự kiêu tự đại. Người khiêm tốn luôn là người sống hòa nhã với những người xung quanh, coi thành công của mình là một điều nhỏ bé .Giống như vị danh tướng trong câu chuyện trên, ông đã không vì những danh lợi hiện tại mà phủ nhận, quên đi công ơn dưỡng dục của người thầy năm nào, sự thành công nhỏ bé này của ông nhờ một phần công rất lớn của người thầy. Những người khiêm tốn luôn có ý thức phấn đấu để hoàn thiện bản thân, học tập người khác để rèn giũa cho mình.Trong xã hội, ta luôn cần đức tính khiêm tốn. Một vị học giả đã nói :” Nếu ai thích có nhiều kẻ thù thì hãy tỏ ra ta đây hơn người, ai thích nhiều bạn bè thì cần luôn khiêm tốn”,vì vậy, khiêm tốn là một đức tính tốt, nó gây được thiện cảm với những người xung quanh, là sợi dây gắn kết người với người , từ đó mà quan hệ mở rộng , mộng tưởng sau này dễ dàng thực hiện. Hơn nữa, nó thúc đẩy ý thức học tập, khám phá cho con người, khiêm tốn đánh giá đúng khả năng hành động của chính mình, coi thành quả lao động của mình là nhỏ bé vì vậy luôn không ngừng phát triển để làm giàu vốn tri thức cho bản thân, đó cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc dẫn đến thành công của mỗi con người. Như Tố Hữu đã viết về lòng khiêm tốn của Bác HỒ :”Như đỉnh non cao tự giấu hình /Trong rừng xanh lá ghét hư vinh”.Bác là vậy, dù là vị lãnh tụ vĩ đại của một dân tộc nhưng luôn khiêm tốn giản dị, sống hòa hợp với thiên nhiên và đời sống nhân dân. Cuộc sống chắc chắn sẽ có rất nhiều người mang tính khiêm tốn nhưng bên cạnh đó cũng không thiếu những con người tự cao tự đại, luôn cho mình là hơn người, coi thường người khác. Những người như thế không được mọi người tôn trọng. Và để chạm tới thành công là điều vô cùng khó . Một lưu ý nữa, khiêm tốn không đồng nghĩa với tự ti . Bởi khiêm tốn giúp con người có động lực vươn tới thành công còn tự ti thì làm cho con người mặc cảm, bi quan chán nản, từ đó mà việc thực hiện hoài bão, ước mơ cũng chỉ là điều xa vời. Như vậy, để rèn luyện đức tính khiêm tốn ta cần hòa đồng với mọi người xung quanh, luôn chịu khó học hỏi tìm tòi để tôi luyện bản thân. Và đặc biệt, không tự cho mình là nhất. Tất cả sẽ tạo nên một con người tốt đẹp, giúp cho bạn gây dựng được vị trí trong xã hội mà sự nghiệp thành công rực rỡ.