Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tô

Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Trích Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài SGK Ngữ Văn 6 tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3 (1 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4 (1 điểm): Đặt câu văn miêu tả con vật nuôi nhà em trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ nhân hóa.
Phần II. TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 dòng) rút ra bài học cho bản thân.
Câu 2. (5.0 điểm): Hãy miêu tả hình ảnh người cha thân yêu của em.

0 bình luận về “Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tô”

  1. PHẦN I:
    Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt: miêu tả + tự sự.

    Câu 2: Biện pháp tu từ: so sánh.

    Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

    => Tác dụng: Giúp cho câu văn trở nên gợi hình, gợi cảm,sinh động. Nó gợi lên hình ảnh hàm răng sắc nhọn giúp Dế Mèn có thể nhai ngọn cỏ một cách nhanh gọn,dễ dàng. Qua đó ta thấy đc ngòi bút miêu tả tinh tế và sự am hiểu loài vật của tác giả.

    Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn miêu tả ngoại hình đẹp đẽ, cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn.

    Câu 4: Chú chó nhà em trông thật đáng yêu.

    PHẦN II:
    Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả Tô Hoài ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế và sự am hiểu thế giới loài vật, tác giả đã xây dựng lên được tạo hình nhân vật Dế Mèn với những tính cách của tuổi non trẻ, chưa được trải sự đời. Do trêu chọc chị Cốc quá đà, Dế Mèn đã gây ra cái chết đầy thảm thương cho cậu bạn hàng xóm gầy gò, ốm yếu – Dế Choắt. Lúc này, Mèn mới nhận ra được lỗi lầm của bản thân, cảm thấy ân hận, hối lỗi và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho bản thân. Dế Mèn đã phải trả giá đắt vì sự kiêu căng, ngạo mạn của bản thân. Không chỉ Dế Mèn, bài học này còn dành cho tất cả chúng ta: phải luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, bỏ thói kiêu căng, tự phụ.

    Câu 2: 30đ nên mk chỉ giúp bạn đc đến đây thui, bài văn tả cha bạn tự viết nha

    Bình luận
  2. Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

    Câu 2: Phép tu từ nhân hóa: “Tôi” chỉ Dế Mèn

    Câu 3: Nội dung: Dế Mèn tự tả chân dung của mình rất cường tráng

    Câu 4: Chú chó nhà em khoác lên mình một bộ lông nâu trông rất bảnh

    Phần II. TẬP LÀM VĂN

    Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn cũng đã cho mỗi chúng ta bài học về lẽ sống ở đời, đó là: Chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ như Dế Mèn mà phải luôn có thái độ khiêm nhường, luôn yêu thương và đùm bọc lần nhau. Không được tự đại, khoe khoang. Cần biết sửa lỗi cho bản thân khi làm việc không đúng đắn và trước khi làm một việc, chúng ta cần biết lựa lời mà nói, suy nghĩ ký trước khi làm chớ đừng như Dế Mèn mà hối hận ko kịp. 

    Câu 2: Dàn ý tả hỉnh ảnh người cha (Tại mình ko biết cha bạn thế nào nên ko dám tả)

    1. Mở bài: Giới thiệu người cha của em và nêu cảm nghĩ

    2. Thân bài: Tuổi,…

       – Hình dáng:

    + Thân người (gầy vì hàng đêm thức khuya để chăm lo gia đình, cân đối,…)

    + Tóc (gọn gàng,…)

    + Khuôn mặt 

           Mắt (đôi mắt rất có hồn, khi vui hay buồn đều hiện rõ trên mắt của ba)

           Chân mày 

           Lông mi

           Mũi (cao, ko cao lắm nhưng…..)

           Miệng (hình trái tim, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh)

    + Tay, chân (Nhờ đôi bàn tay ngày đêm vất vả của ba mà ngày gia điình em mới có ngày hôm nay,…)

    + Đẹp nhất khi nào (khi mặc áo vest, khi cười, ….)

       – Tính cách (hòa đồng, nghiêm khác, tốt bụng, ân cần, lạnh lùng,…)

    + Đối với gia đình như thế nào?

    + Đối với đồng nghiệp, bạn bè thế nào?

    + Đối với hàng xóm như thế nào?

    3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về ba và mong muốn của mình/ lời hứa 

    Bình luận

Viết một bình luận