Đông máu và nguyên tắc truyền máu ? Hiểu và vận dụng thực tế

Đông máu và nguyên tắc truyền máu ? Hiểu và vận dụng thực tế

0 bình luận về “Đông máu và nguyên tắc truyền máu ? Hiểu và vận dụng thực tế”

  1. Đáp án:

     

    Nguyên tắc truyền máu : – Xét nghiệm nhóm máu để chọn nhóm máu phù hợp 

    – Kiểm tra mầm bệnh 

    VD : khi mk mất máu cần truyền máu gấp, người ta sẽ cho xét nghiệm những người có chung nhóm máu và mk mà truyền đc 

     Đông máu là hiện tượng khi bị thương máu chảy ra ngoài sau đó bị đông lại thành cục. 

    Vd : khi bị ngã  chảy ít máu ,vài ngày sau, chỗ vết thương sẽ xuất hiện máu đông lại thành cục máu đông 

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    -Đông máu là quá trình bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu nhiều khi bị thương. Bác sĩ sẽ biết được nguy cơ bạn bị chảy máu nhiều hoặc các nguy cơ khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi xét nghiệm đông máu. 

    Đông máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu, là quá trình phức tạp tạo ra các cục máu đông.

    Ngay sau khi xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu được kích hoạt. Quá trình cầm máu ban đầu diễn ra khi tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết đóng vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu, đây chính là quá trình cầm máu thứ phát.

    Máu được cầm bởi chỗ bị tổn thương được che phủ bởi cục máu đông có chứa tiểu cầu và sợi huyết, khi thành mạch máu bị tổn thương. Tình trạng rối loạn máu đông có thể gây nên hiện tượng huyết tắc hoặc tăng nguy cơ chảy máu.

    Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

    • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu;
    • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết;
    • Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp;
    • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “ hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm;

    Bình luận

Viết một bình luận