Đóng vai là người hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về Văn Miếu Trấn Biên.

Đóng vai là người hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về Văn Miếu Trấn Biên.

0 bình luận về “Đóng vai là người hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về Văn Miếu Trấn Biên.”

  1. Xin 5* + cảm ơn + câu trả lời hay nhất 

         Đất nước ta có vô vàn danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng. Có thể kể đến như Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương. Nhưng có lẽ, danh lam tiêu biểu, để lại ấn tượng trong em nhiều nhất có lẽ là “Văn miếu Trần Biên” ở Đồng Nai.

         Theo sách “Ðại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, năm 1698 khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Đồng Nai, vùng đất này đã khá trù phú với thương cảng Cù lao Phố sầm uất. Dưới sông, thuyền bè tấp nập, còn trên bờ là hoạt động buôn bán khá nhộn nhịp. Vì để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc, năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn Miếu Trấn Biên. Theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí thì Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tốt tươi…  tuy ra đời sau Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thăng Long – Hà Nội hơn 700 năm, nhưng Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền nam, trước các Văn Miếu ở Vĩnh Long, Gia Ðịnh và ở kinh đô Huế. Văn Miếu Trấn Biên là nơi không chỉ thờ Khổng Tử mà còn thờ phụng các bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa, giáo dục của đất nước.

         Văn Miếu Trấn Biên được trùng tu năm 1794. Ðích thân chúa Nguyễn đến đây dâng lễ vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Từ năm 1802, vua nhà Nguyễn ủy nhiệm quan Tổng trấn thành Gia Ðịnh, quan tổng trấn Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ hằng năm thay nhà Vua. Thời đó, bên cạnh Văn Miếu Trấn Biên là trường học của tỉnh Biên Hòa. Gắn liền với Văn Miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển, đã sinh ra những danh nhân làm rạng rỡ miền đất phương nam như Võ Trường Toản, Trịnh Hoài Ðức, Nguyễn Ðình Chiểu, Ngô Nhân Tịnh và Lê Quang Ðịnh.

         Khi quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại.

         Gần đây, Văn Miếu Trấn Biên đã được xây dựng lại trên nền đất cũ. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

         Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, nền lát gạch tàu, trên các cột nhà treo đôi liễn đối, như:

              “Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên,

              Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh.

              Võ Trường Toản mở trường Gia Định,

              Đời đời sĩ khí nối tam gia.”

         Ở gian giữa có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn,… bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông… Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dày đều 14 gian. Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền – Hậu hiền. Phía trước hai bên nhà thờ chính: Là Văn Vật Khố (nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa – Đồng Nai: nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm). Đăng đối hài hòa với Văn Vật khố là Thư khố – nơi trưng bày các thư tịch cổ, các tài liệu, sách báo… viết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai xưa và nay.

         Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống, và các công trình phụ cận. Bia truyền thống Trấn Biên–Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay. Nhà truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước.

         Còn phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bàng gạch Bát Tràng. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bổ cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc. Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mà”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh, cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chư Hán cổ xưa.

         Và nhìn từ xa, Văn miếu Trấn Biên có cảnh quan đẹp, hội tụ phong thủy và tiện ích, có hình chữ nhật, trải dài theo hướng bắc – nam. Phía trước có hồ nước lớn làm Minh Đường; phía sau có núi Bửu Long và núi Long Ẩn làm Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ; bên trái có ồ nước trong xanh; bên phải có đường giao thông chính. Không gian nơi Văn miếu tọa lạc khoáng đãng, phong cảnh hữu tình với cây co xanh tươi, nước hồ trong xanh, núi đồi nhấp nhô… Cảnh quang này, theo thuật phong thủy được xem là quý địa, rất phù hợp với một công trình văn hóa, giáo dục như Văn miếu Trấn Biên.

         Hiện nay, du khách đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng đông do phong cảnh rộng thoáng, với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa trang nhã. Văn Miếu là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa-giáo dục xưa và nay của dân tộc và của đất Ðồng Nai. Nơi đây còn rất gần với Khu du lịch văn hóa Bửu Long.

         Tại Văn Miếu Trấn Biên thường tổ chức các lễ viếng các bậc tiền nhân, các lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ… Văn Miếu Trấn Biên là nơi đón nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế khi đến thăm Ðồng Nai.

         Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu – Ọuốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê – Mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 27/7/2011. 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu. Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam ta.

         Giờ đây, dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lại.

    Bình luận

Viết một bình luận