Đóng vai người chứng kiến lão hạc bán chó (ko chép mạng). ????????????
0 bình luận về “Đóng vai người chứng kiến lão hạc bán chó (ko chép mạng). ????????????”
Thành công nhất của tiến trình phát triển loài người không phải là tạo ra công cụ sản xuất đồ đá đồ đồng, không phải là phát hiện ra lửa, mà là Thuần hóa vật nuôi và tạo ra các giống cây trồng. Nó giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm nuôi sống hàng tỷ dân trên quả địa cầu.
Con chó của lão Hạc cũng nằm trong chuỗi sinh tồn này. Trong một lần định đi hái trộm trái cây nhà hàng xóm, mình tình cờ chứng kiến lão Hạc bán con Vàng của lão. Cả cái làng này ai mà chả bán chó, nhưng con vàng của lão lại gầy trơ xương đi còn không muốn nổi, mình thiệt chẳng hiểu nổi người mua về để làm gì, chẳng nhẽ nấu cao sao? hay là họ thương tình chỗ lão Hạc nên mới mua con Vàng của lão xem như việc làm từ thiện?. Con Vàng ở với lão Hạc bao nhiêu năm tuy cũng có chút tình cảm, người ta thường nói: ‘Chó không chọn chủ’ là thế, nhưng khi được bán đi Nó tự nghĩ rằng nếu như bị nấu cao thì cũng là hóa một kiếp chó sinh, còn giả như vào ở được nhà giàu thì may ra còn có thể gặm được cục xương chẳng hạn, đã lâu lắm nó không có một miếng cơm bỏ bụng… Mình nhìn thấy nó vẫy vẫy cái đuôi như chào lão Hạt lần cuối rồi đi theo người chủ mới, ánh mắt nó lóe lên một tia hy vọng.
Tôi và ông giáo là hai người hàng xóm thân thiết. Mỗi khi chiều đến, tôi lại sang bên nhà ông giáo cùng uống 1 cốc nước chè. Hôm nay cũng vậy, thật tình cờ, tôi đã chứng kiến trọn vẹn câu chuyện bán chó của lão Hạc. Tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân hậu của lão – người đã gần đất xa trời.
Buổi chiều hôm ấy, tôi và ông giáo đang ngồi nói chuyện thì lão Hạc sang. Hôm nay trông lão có vẻ buồn. Tôi phân vân không biết có chuyện gì xảy ra thì lão báo tin đã bán con Vàng rồi! . Cả tôi lẫn ông giáo đều sửng sốt vì ai cũng biết lão quý con Vàng như thế nào. Nó chẳng những là kỉ vật con trai lão để lại mà còn là người bạn tâm giao của lão những khi vui buồn, đời nào lão nỡ bán nó đi. Tất cả lặng thinh, bùi ngùi, chợt, ông giáo quay sang hỏi: “Thế nó cho bắt à?”. Tôi cũng thêm vào: “Con Vàng dữ lắm, bắt nó cũng chẳng dễ gì”. Lão cố làm ra bộ vui vẻ, nhưng hình như xót con Vàng quá, lão cười mà như mếu, rồi lão bắt đầu khóc. Giọng run run, vừa nói vừa khóc, lão bảo con Vàng thấy lão gọi về ăn thì sung sướng lắm, đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục lao ra, tóm gọn bốn chân nó. Nói xong, lão càng khóc nhiều hơn, lão mếu máo: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra, tôi già ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Nghe lão kể mà tôi thấy đau lòng quá. Nghĩ lại thì cũng phải, lão còn chẳng nuôi nổi lão, thêm con chó nữa thì lấy tiền đâu ra mà ăn. Biết lão Hạc buồn, tôi và ông giáo đều cố gắng an ủi lão. Ông giáo nhẹ nhàng: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác”. Tôi cũng hùa theo ông giáo: “Đúng đấy cụ ạ, nó cũng chỉ là con chó, nó chẳng biết gì đâu, với lại từ trước cụ cũng đối xử với nó tốt lắm rồi còn gì”. Lão có vẻ đồng ý với chúng tôi và hơi nguôi đi một chút. Một lúc sau lão nói, giọng cay đắng: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Ông giáo nhìn lão, bảo: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Lão buồn rầu: “Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu nói của lão Hạc ngẫm ra thì đúng thật. Nông dân chúng tôi làm gì có ai sướng cơ chứ. Ngồi thêm một lúc, tôi xin phép ra về. Tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện của lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, ít học nhưng rất nhân hậu. Tôi cũng ngạc nhiên khi có người nghèo khổ đến cùng đường, phải bán đi con chó mà lại day dứt, ân hận như vậy. Quả là một phẩm chất đáng quý !. Tôi thương lão lắm, chỉ muốn làm gì đó cho lão bớt khổ. Nhưng biết làm gì, cùng là nông dân, tôi chẳng biết làm gì ngoài cách an ủi lão và mong muốn sao cho lão bớt khổ.
Thành công nhất của tiến trình phát triển loài người không phải là tạo ra công cụ sản xuất đồ đá đồ đồng, không phải là phát hiện ra lửa, mà là Thuần hóa vật nuôi và tạo ra các giống cây trồng. Nó giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm nuôi sống hàng tỷ dân trên quả địa cầu.
Con chó của lão Hạc cũng nằm trong chuỗi sinh tồn này. Trong một lần định đi hái trộm trái cây nhà hàng xóm, mình tình cờ chứng kiến lão Hạc bán con Vàng của lão. Cả cái làng này ai mà chả bán chó, nhưng con vàng của lão lại gầy trơ xương đi còn không muốn nổi, mình thiệt chẳng hiểu nổi người mua về để làm gì, chẳng nhẽ nấu cao sao? hay là họ thương tình chỗ lão Hạc nên mới mua con Vàng của lão xem như việc làm từ thiện?. Con Vàng ở với lão Hạc bao nhiêu năm tuy cũng có chút tình cảm, người ta thường nói: ‘Chó không chọn chủ’ là thế, nhưng khi được bán đi Nó tự nghĩ rằng nếu như bị nấu cao thì cũng là hóa một kiếp chó sinh, còn giả như vào ở được nhà giàu thì may ra còn có thể gặm được cục xương chẳng hạn, đã lâu lắm nó không có một miếng cơm bỏ bụng… Mình nhìn thấy nó vẫy vẫy cái đuôi như chào lão Hạt lần cuối rồi đi theo người chủ mới, ánh mắt nó lóe lên một tia hy vọng.
Tôi và ông giáo là hai người hàng xóm thân thiết. Mỗi khi chiều đến, tôi lại sang bên nhà ông giáo cùng uống 1 cốc nước chè. Hôm nay cũng vậy, thật tình cờ, tôi đã chứng kiến trọn vẹn câu chuyện bán chó của lão Hạc. Tôi không khỏi xúc động trước tấm lòng nhân hậu của lão – người đã gần đất xa trời.
Buổi chiều hôm ấy, tôi và ông giáo đang ngồi nói chuyện thì lão Hạc sang. Hôm nay trông lão có vẻ buồn. Tôi phân vân không biết có chuyện gì xảy ra thì lão báo tin đã bán con Vàng rồi! . Cả tôi lẫn ông giáo đều sửng sốt vì ai cũng biết lão quý con Vàng như thế nào. Nó chẳng những là kỉ vật con trai lão để lại mà còn là người bạn tâm giao của lão những khi vui buồn, đời nào lão nỡ bán nó đi. Tất cả lặng thinh, bùi ngùi, chợt, ông giáo quay sang hỏi: “Thế nó cho bắt à?”. Tôi cũng thêm vào: “Con Vàng dữ lắm, bắt nó cũng chẳng dễ gì”. Lão cố làm ra bộ vui vẻ, nhưng hình như xót con Vàng quá, lão cười mà như mếu, rồi lão bắt đầu khóc. Giọng run run, vừa nói vừa khóc, lão bảo con Vàng thấy lão gọi về ăn thì sung sướng lắm, đang ăn thì thằng Xiên, thằng Mục lao ra, tóm gọn bốn chân nó. Nói xong, lão càng khóc nhiều hơn, lão mếu máo: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra, tôi già ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Nghe lão kể mà tôi thấy đau lòng quá. Nghĩ lại thì cũng phải, lão còn chẳng nuôi nổi lão, thêm con chó nữa thì lấy tiền đâu ra mà ăn. Biết lão Hạc buồn, tôi và ông giáo đều cố gắng an ủi lão. Ông giáo nhẹ nhàng: “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác”. Tôi cũng hùa theo ông giáo: “Đúng đấy cụ ạ, nó cũng chỉ là con chó, nó chẳng biết gì đâu, với lại từ trước cụ cũng đối xử với nó tốt lắm rồi còn gì”. Lão có vẻ đồng ý với chúng tôi và hơi nguôi đi một chút. Một lúc sau lão nói, giọng cay đắng: “Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Ông giáo nhìn lão, bảo: “Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Lão buồn rầu: “Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Câu nói của lão Hạc ngẫm ra thì đúng thật. Nông dân chúng tôi làm gì có ai sướng cơ chứ. Ngồi thêm một lúc, tôi xin phép ra về. Tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện của lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, ít học nhưng rất nhân hậu. Tôi cũng ngạc nhiên khi có người nghèo khổ đến cùng đường, phải bán đi con chó mà lại day dứt, ân hận như vậy. Quả là một phẩm chất đáng quý !. Tôi thương lão lắm, chỉ muốn làm gì đó cho lão bớt khổ. Nhưng biết làm gì, cùng là nông dân, tôi chẳng biết làm gì ngoài cách an ủi lão và mong muốn sao cho lão bớt khổ.