Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

0 bình luận về “Đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương”

  1.              Như thường lệ, mỗi năm một lần thủy cung lại mở hội mùa xuân. Năm nay để mừng thọ vua Thủy Tề, lễ hội mùa xuân được chuẩn bị công phu, chu đáo hơn mọi năm. Hôm đó ngay từ sớm Thủy cung đã được trang hoàng thật lỗng lẫy. Từ xa đã thấy thấp thoáng bóng mấy hàng cờ hội tung bay phấp phới, tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên rộn ràng. Đến nơi một khung cảnh tuyệt đẹp của chốn thần tiên đã hiện ra. Những khóm hoa màu sắc rự rỡ toả hương ngào ngạt, những bức trướng chạm khắc hình nổi trông thật tinh xảo, các cung nữ tết tóc cài trâm, thướt tha trong bộ xiêm y lộng lẫy. Khi vua Thủy Tề cùng Linh Phi bước ra cũng là lúc các hoàng tử, công chúa, và các quần thần đã có mặt đông đủ. Rồi khi mọi người đã yên vị và tiệc rượu chuẩn bị bắt đầu, bỗng nhà vua hướng về phía VN và nói:-Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi VN được Linh Phi đưa về thủy cung sống cùng các nàng tiên trong cung nước, lúc nào ta cũng thấy vẻ u buồn hiện rõ trên nét mặt nàng. Có phải nàng vẫn đang ngày đêm nhớ về quê hương, gia đình không? Vậy nàng có thể kể cho ta, Linh Phi và mọi người ở đây biết về cuộc đời của nàng khi còn ở chốn dương gian được không?Nhà vua vừa dứt lời, đã có mấy tiếng nói ở phía sau cất lên:- Đúng đấy, VN kể đi! Kể đi cho mn ở đây được biết!Trước lời đề nghị của mn, biết ko thể từ chối, VN đã cất tiếng kể:
                   Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 tôi đã trở thành một thiếu nữ nết na, xinh đẹp nổi tiếng trong vùng. Đã có biết bao chàng trai đánh tiếng muốn cưới tôi làm vợ. Cha mẹ tôi không muốn con vất vả nên đã đồng ý gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu có trong làng và thế là tôi được yên bề gia thất. Biết chồng là con nhà giàu nhưng ít học lại đa nghi, hay ghen nên tôi luôn cư xử khéo léo, giữ gìn khuôn phép vì thế mà vợ chồng tôi chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn.
                   Hạnh phúc gia đình chưa được bao lâu thì chiến tranh binh lửa đã khiến vợ chồng tôi phải xa cách nhau. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Biết được tin này cả tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn rầu, lo lắng. Buổi tiễn chàng ra biên ải, mẹ tôi nghẹn ngào dặn chồng tôi rằng ra chiến trường, chỗ binh cách không nên ham quan cao tước lớn, quan trọng phải biết giữ mình để được bình an trở về thì mẹ mới yên lòng được. Nghe lời mẹ, chồng tôi quỳ xuống đất vâng lời dạy. Lúc này lòng tôi cũng nặng trĩu lo âu, phiền muộn, nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, tôi lại càng thương chàng vô hạn. Tôi cầm tay chàng mà căn dặn rằng:-Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo được hai chữ bình yên thế là đủ rồi.Chẳng mấy chốc giờ phút chia tay đã hết, chàng dứt áo ra đi với biết bao lưu luyến bịn rịn. Mắt nhòa lệ, lòng tê tái đau xót, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng cho đến khi khuất hẳn sau hàng dâu.
                    Sau khi chồng tôi đi được mươi ngày thì tôi sinh con trai đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại thoắt đã nửa năm chồng tôi đi lính xa nhà. Nén lại nỗi nhớ thương vơi đầy, một mình tôi vừa chăm sóc con thơ, vừa phụng dưỡng mẹ già và lo toan chu toàn cho gia đình nhà chồng. Tôi mộtlòng mong ngóng, chờ đợi chồng sớm về đoàn tụ. Trong thời gian chồng tôi đi lính mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi rất lo lắng, đã hỏi tìm mua thuốc khắp nơi, ai mách ở đâu có thuốc tốt tôi cũng tìm đến mua cho mẹ uống. Song bệnh tình của mẹ chồng tôi vẫn không thuyên giảm mà cứ mỗi ngày một nặng thêm. Tôi hết sức lo lắng cho mẹ, chẳng còn biết làm cách nào hơn để chữa bệnh cho mẹ, nên tôi đã chuẩn bị lễ cúng thần phật mong thần phật phù hộ độ trì cho mẹ tôi khỏi bệnh. Tôi cũng hết lời khuyên nhủ mong mẹ gắng gượng ăn uống, thuốc thang cho chóng khỏe đợi chồng tôi trở về. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi đã ko qua khỏi. Đau xót tột cùng, tôi khóc tang mẹ đến xưng cả hai mắt và lo việc ma chay tế lễ cho mẹ như với cha mẹ đẻ của mình.
                          Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, tuy buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, còn tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho chàng bình yên trở về vừa để mừng ngày vợ chồng tôi đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang. Buổi trưa khi hai cha con trở về, mặt đỏ bừng bừng chàng giận dữ lôi đình đi thẳng vào bếp, nơi tôi đang chuẩn bị cơm để la mắng, tra hỏi tôi. Chàng nói trong cơn giận dữ rằng trong thời gian chàng đi xa tôi đã làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý… Như sét đánh ngang tai, tôi chết điếng người, không hiểu rõ nguyên nhân vì sao chàng như vậy. Tôi hết lời giải thích cho chàng hiểu rằng mình là con nhà nghèo khó được nương tựa nhà giàu, trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chàng đừng một m nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Mặc cho làng xóm bênh vực khuyên can, chàng vẫn một mực không nghe, cứ mắng nhiếc, lăng mạ rồi đuổi tôi ra khỏi nhà. Đau xót đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập xuống, tôi tha thiết phân trần nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Tuyệt vọng, buồn chán vì không có cách nào cởi bỏ được mối nghi ngờ trong lòng chàng. Cuộc đời với tôi giờ ko còn ý nghĩa gì nữa, bao nhiêu vất vả lo toan cho gia đình , ngay cả tấm lòng thủy chung hết mực với chồng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi đã tắm gội chay sạch rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than, cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình. Nói xong tôi gieo mình xuống sông tìm cái chết để giải thoát.Kể đến đây, VN đã ko thể kìm được nỗi đau xót, giọng nàng nghẹn ngào thổn thức và những giọt nước mắt đã lăn dài trên khuôn mặt đầy đau khổ. Thấy vậy vua Thủy Tề đã lên tiếng an ủi động viên VN:-Vũ Nương à! Nỗi oan khuất của nàng đã thấu tới chốn thủy cung của ta và ta đã cho các nàng tiên trong cung nước đợi sẵn để kịp thời rẽ nước mở đường đưa nàng về đây. Hôm nay câu chuyện của nàng đã cho ta hiểu rõ về nàng và càng thấy thương nàng hơn. Ta mong nàng từ nay hãy sống thật an lạc ở nơi này cùng Linh Phi và các cung nữ. Đây cũng là món quà mà ta muốn bù đắp cho những thiệt thòi của nàng trước đây.                 Nói xong nhà vua ra hiệu lệnh cho mọi người bắt đầu buổi tiệc. Và không khí lại rộng ràng vui tươi bởi tiếng chiêng tiếng trồng hòa đã cùng tiếng nói tiếng cười, tiếng hát của mọi người.(bài cô đã chữa trên lớp tui r)

    Bình luận
  2. MB:

    – Giới thiệu bản thân.

    – Hoàn cảnh kể chuyện.

    TB:

    – Khi về nhà chồng.

    – Khi chồng đi lính.

    – Khi chồng trở về.

    – Khi phải chịu nỗi oan khuất.

    KB:

    – Lí do kể lại câu chuyện.

    – Lời khuyên với mọi người.

    BÀI LÀM

     

    Tôi tên là Vũ Thị Thiết, tên thường gọi là Vũ Nương. Mọi người nhận xét nhan  sắc tôi cũng thuộc hàng mỹ nhân. Tôi vốn được cha mẹ dạy dỗ đàng hoàng. Đến tuổi lấy chồng, tôi được Trương Sinh cưới về làm vợ. Hạnh phúc  thì ngắn mà bi kịch cuộc đời tôi lại bắt đầu sau khi lấy chồng.

     Cưới nhau chưa được bao lâu thì chồng tôi phải đi lính. Ngày tiễn chồng tôi dặn dò đủ thứ, tôi không mong chức quan hầu mà chỉ mong hai chữ bình yên. Chồng đi tôi ở nhà chăm mẹ chồng và con thơ, quán xuyến gia đình. Tôi cũng biết chồng đa nghi hay ghen với vợ phòng ngừa quá sức nên hết sức giữ gìn khuôn phép. Thời gian trôi qua mẹ tôi đã không qua nổi vì tuổi già cũng như thương nhớ con.  Từ đấy chỉ còn có tôi cùng bé Đản. Nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho con. Tôi thường chỉ lên bóng của mình trên tường mỗi tối rồi bảo con “Cha Đảm lại đến kia kìa!”. Bé Đản ngây thơ tin là thật thường đùa vui cùng chiếc bóng. Thời gian thấm thoắt trôi qua chồng tôi an lành trở về. Biết tin mẹ mất chồng tôi rất buồn và bế con ra thăm mộ mẹ khi chàng. Nhưng tưởng được hạnh phúc nào ngờ tai họa ập đến xuống đầu tôi. Chàng nghi cho tôi thất tiết, khôgn giữu gìn khuôn phép. Tôi đã cố gắng giải thích và phân giải nhưng chồng tôi nhất quyết không nghe và đuổi  tôi ra khỏi nhà. Danh dự bị bôi nhọ tôi chỉ biết tìm đến cái chết dưới  bến Trường Giang. Nhưng rồi chắc trời thương nên đã để Linh Phi cứu giúo ttoi, đưa tôi ở lại thủy cung.  Không ngờ thời gian sau tôi gặp Phan Lang – người cùng làng và cũng là ân nhân của Lương Phi. Nghe Phan Lang kể tôi mới biết Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn con chỉ bóng nhận cha, chàng mới thấu hiểu nỗi oan của tôi. Tôi đã nhờ Phan Lang nhắn nhủ đến chồng tôi. Chàng làm theo lời tôi, lập đàn giải oan ở bến sông Trường Giang, tôi hiện về chỉ biết cảm tạ tình chàng và biến mất.  

       Xã hội phong kiến bất bình đẳng này không thể có chỗ dung thân cho những người như tôi. Tôi hy vọng đây sẽ là bài học lớn cho tất cả mọi người cần tin yêu tôn trọng lẫn nhau vì hạnh phúc gia đình.

    Bình luận

Viết một bình luận