đốt cháy hoàn toàn 2,3g hợp chất X.Sản phẩm tạo thành gồm 2,24 lít khí CO2(đktc)và 2,7g H2O tính thể tích khí O2 đã dùng(đktc) hợp chất X đc tạo bởi n

đốt cháy hoàn toàn 2,3g hợp chất X.Sản phẩm tạo thành gồm 2,24 lít khí CO2(đktc)và 2,7g H2O
tính thể tích khí O2 đã dùng(đktc)
hợp chất X đc tạo bởi những nguyên tố nào
lập công thức phân tử của hợp chất X biết số nguyên tử của các nguyên tố là tối giản
xã định CTHH của 2 oxit sắt A và B biết rằng 23,3g A tan vừa đủ trong 0,8 lít dung dịch HCL 1M.32g B khi khử bằng H2 tạo ra Fe và 10,8g H2O

0 bình luận về “đốt cháy hoàn toàn 2,3g hợp chất X.Sản phẩm tạo thành gồm 2,24 lít khí CO2(đktc)và 2,7g H2O tính thể tích khí O2 đã dùng(đktc) hợp chất X đc tạo bởi n”

  1. 1)

     Sơ đồ phản ứng:

    \(X + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{O_2} + {H_2}O\)

    Ta có:

    \({n_{C{O_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1{\text{ mol = }}{{\text{n}}_C}\)

    \({n_{{H_2}O}} = \frac{{2,7}}{{18}} = 0,15{\text{ mol}} \to {{\text{n}}_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 0,3{\text{ mol}}\)

    Bảo toàn khối lượng:

    \({m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}\)

    \( \to 2,3 + {m_{{O_2}}} = 0,1.44 + 2,7 \to {m_{{O_2}}} = 4,8{\text{ gam}}\)

    \( \to {n_{{O_2}}} = \frac{{4,8}}{{32}} = 0,15{\text{ mol}}\)

    \( \to {V_{{O_2}}} = 0,15.22,4 = 3,36{\text{ lít}}\)

    Bảo toàn nguyên tố:

    \({n_{O{\text{ trong X}}}} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\)

    \( \to {n_{O{\text{ trong X}}}} = 0,1.2 + 0,15 – 0,15.2 = 0,05{\text{ mol}}\)

    Vậy \(X\) tạo bởi \(C;H;O\)

    \( \to C:H:O = 0,1:0,3:0,05 = 2:6:1\)

    Vậy \(X\) là \(C_2H_6O\)

    2)

    23,2 gam nha em.

    Gọi công thức của \(A\) là \(Fe_xO_y\)
    Phản ứng xảy ra:

    \(F{e_x}{O_y} + 2yHCl\xrightarrow{{}}F{e_x}C{l_{2y}} + y{H_2}O\)

    Ta có:

    \({n_{HCl}} = 0,8.1 = 0,8{\text{ mol}}\)

    \( \to {n_{F{e_x}{O_y}}} = \frac{{{n_{HCl}}}}{{2y}} = \frac{{0,8}}{{2y}} = \frac{{0,4}}{y}\)

    \( \to {M_{F{e_x}{O_y}}} = \frac{{23,2}}{{\frac{{0,4}}{y}}} = 58y = 56x + 16y \to 42y = 56x\)

    \( \to x:y = 42:56 = 3:4\)

    Vậy oxit là \(Fe_3O_4\)

    Gọi công thức của \(B\) là \(Fe_aO_b\)

    Khử \(B\) bằng \(H_2\)

    \(F{e_a}{O_b} + b{H_2}\xrightarrow{{{t^o}}}aFe + b{H_2}O\)

    Ta có:

    \({n_{{H_2}O}} = \frac{{10,8}}{{18}} = 0,6{\text{ mol}}\)

    \( \to {n_B} = \frac{{{n_{{H_2}O}}}}{b} = \frac{{0,6}}{b}\)

    \( \to {M_{  B}} = 56a + 16b = \frac{{32}}{{\frac{{0,6}}{b}}} = \frac{{160b}}{3} \to 56a = \frac{{112b}}{3}\)

    \( \to a:b = \frac{{112}}{3}:56 = 2:3\)

    Vậy \(B\) là \(Fe_2O_3\)

    Bình luận

Viết một bình luận