Dựa vào bài Hịch tướng sĩ, em hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như trần quốc tuấn đối vs vận mệnh đất nc
Dựa vào bài Hịch tướng sĩ, em hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như trần quốc tuấn đối vs vận mệnh đất nc
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh đất nước. Chúng ta có thể thấy được nhân cách sáng ngờivà hành động vì dân vì nước của họ. Điều này đã được thể kiện rất rõ qua vai trò lãnh đạo, bậc vua chúa là Lý Thái Tổ trong áng văn“Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Để làm nên một vị “lãnh đạo anh minh”, cần phải có một tầm nhìn xa, trông rộng. Thông minh, có vốn hiểu biết rộng rãi để có thể ra một mệnh lệnh đúng đắn trong quá trình lãnh đạo, xây dựng đất nước. Luôn xử lí một cách sáng suốt và công bằng trong những tình huống nguy cấp, quan trọng. Bên cạnh đó, sự yêu thương và quan tâm đối với đất nước, nhân dân cũng là một yếu tố quan trọng của một vị lãnh đạo anh minh, luôn đặt lợi ích nhân dân lên đầu. Đất nước có giặc, họa ngoại xâm đe dọa nền hòa bình của dân tộc cũng là lúc cần đến những vị tướng tài ba. Trần Quốc Tuấn ghi dấu trong lịch sử dân tộc và để lại ấn tượng sâu đậm về một võ tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm.Trong thời kì đất nước còn loạn lạc thì Trần Quốc Tuấn với sự lãnh đạo tài tình, tấm lòng yêu nước thương dân đã được ông đề cập đến trong tác phẩm ” Hịch tướng sĩ” đã đẫn dắt đất nước một cách tài tình. Trần Quốc Tuấn là một vị tướng lĩnh tài ba dưới thời vua Trần Nhân Tông. Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Cũng chính nhờ tình cảm đó, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.Nhờ sự khéo léo tinh tế của mình mà ông nhận ra được sức mạnh và ý chí của quân ta ngày một giảm sút, trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên .
Ngay sau đó, Trần Quốc Tuấn liền làm bài :” Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần của quân đội. Sự yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc và nếu các tướng sĩ không nghe theo thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào Những lời giáo huấn của ông đã thức tỉnh biết bao binh lính, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết trước nguy cơ mất nước. Ông đã thảo cuốn binh thư yếu lược để các tướng sĩ học theo, từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Chăm học “Binh thư yếu lược” cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù. Thật hả hê khi nghĩ đến giây phút chúng ta chiến thắng, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu.
Bằng vốn hiểu biết của mình thì ông đã chỉ ra những điểm tốt xấu của quân đội ta. Ông phê phán sự bàn quang vô trách nhiệm của các tướng sĩ , vạch ra nguy cơ mất nước , rồi lật ngược vấn đề : nếu tuớg sĩ lo học tập binh thư , rèn luyện võ nghệ thì
mọi người sẽ được sử sách lưu danh . Với cách lập luận sắc bén ấy , Trần Quốc Tuấn đã khơi gợi , khích lệ lòng yêu nước , căm thù giặc của toàn dân. Điều này thể ông là một nguời có hiểu biết và nhờ thế mà đã lập nên chiến thắg anh dũng trước quân giặc. Qua đó mà ta thấy được rõ ông là một ngừơi hiểu xa trong rộng, có học thức cao và luôn khôn ngoan trong việc “Học” với “hành”
Những con người ưu tú như Trần Quốc Tuấn quả là bậc danh tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã giành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần. Ta bắt gặp lại chí khí, tài năng của ông trong những nhà quân sự tài ba của thế kỉ XX đã làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ, làm nên đại thắng Mùa xuân 1975.
Đấy là trong thời chiến, ngay cả khi đất nước thái bình ta cũng không thể không cần một vị vua anh minh, hiền tài biết lo cho trăm họ. VNói đến những vị lãnh đạo anh minh có công lao lớn trong việc trị vì đất nước, ta không thể không nhắc đến Lý Công Uẩn với tác phẩm “ Chiếu dời đô ” . Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ là vị hoàng đế sáng lập ra triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là người thông minh, lỗi lạc, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Và vì lẽ đó, vào năm Canh Tuất (1010 ) ông viết bài “ Chiếu dời đô ” tỏ ý muốn dời đô từ Hoa Lư sang Đại La ( tức Hà Nội ngày nay ).
Ông đã sớm nhìn ra cái hạn hẹp của Kinh đô Hoa Lư và cái rộng lớn của thành Thăng Long trong buổi đầu dựng nước, tầm nhìn ấy vượt lên trên cổ nhân, thể hiện một năng lực quan sát tài tình và thấu đáo vô cùng. Để tăng thêm sức thuyết phục ông đã đề cập đến việc “ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình tự chuyển dời? Ông dùng những dẫn chứng tiêu biểu về các triều đại cũ trong lịch sử trước đó của Trung Quốc và Đại Cồ Việt những điều đó đều là “ trên vâng mệnh trời, dưới theo lòng dân “. Và từ việc “nhớ chuyện cũ”, các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng “biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình. Nhà Đinh, Lê “không noi theo dấu cũ Thương Chu” giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa! Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, Lý Công Uẩn đã giúp công cuộc cải cách đất nước bước sang trang mới. Về kinh tế, Lý Thái Tổ ngay sau khi lên ngôi, đã 2 lần đại xá tô nhằm khoan sức dân, kích thích sản xuất. Lý Thái Tổ và nhà Lý coi trọng hoạt động công thương nghiệp, đặc biệt ở khu vực Thăng Long. Cho lập nhiều bến thuyền, nhiều chợ, tạo thuận lợi cho việc giao thương buôn bán; tiếp tục đào kênh Nhà Lê, thông đến tận Nghệ An. Nhờ đó kinh tế tiền tệ phát triển hơn trước, nguồn lực quốc gia dồi dào, mạnh mẽ. Đó đã chứng minh câu nói “ Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụi hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bật nhất của đế vương muôn đời ”.
Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng ấy vẫn bay lên bầu trời như thách thức sự vô hạn của thời gian. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.
Đọc lại áng văn “Chiếu dời đô “của Lí Công uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cần làm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.
Cái này có thêm cả ” chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn nữa nha bạn