Dựa vào kiến thức hệ tuần hoàn ở người, hãy nêu hiểu biết của em về 3 bệnh tim mạch mà người Việt Nam thường mắc hiện nay ( Nguyên nhân, tỉ lệ mắc, b

Dựa vào kiến thức hệ tuần hoàn ở người, hãy nêu hiểu biết của em về 3 bệnh tim mạch mà người Việt Nam thường mắc hiện nay ( Nguyên nhân, tỉ lệ mắc, biểuhiện, hậu quả của mỗi bệnh).
Nêu các biện pháp rèn luyện để có một hệ tim mạch khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh về tim, mạch phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.
( Yêu cầu: Các em viết dưới dạng tiểu luận vào vở, nộp cho giáo viên bộ môn chấm lấy điểm khi đi học trở lại; Mỗi bệnh viết tối thiểu 50 từ, biện pháp rèn luyện tối thiểu 5 biện pháp).

0 bình luận về “Dựa vào kiến thức hệ tuần hoàn ở người, hãy nêu hiểu biết của em về 3 bệnh tim mạch mà người Việt Nam thường mắc hiện nay ( Nguyên nhân, tỉ lệ mắc, b”

  1. Đáp án:

    Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trung bình cứ 4 người lớn ở Việt Nam, có ít nhất 1 – 2 người đã mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch là gì? Dấu hiệu sớm nhất và cách phòng ngừa như thế nào?

    Đặt lịch hẹn khám

     10/08/2018 5:41:45 CH

    Bệnh tim mạch để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe

    1. Bệnh tim mạch là gì?

    Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

    Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.

    Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.

    2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh2.1. Nguyên nhân

    Hút thuốc là một trong những nguyên nhân của bệnh tim mạch

    Bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, như:

    • Hút thuốc lá: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.
    • Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol.
    • Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao.  
    • Thừa cân, béo phì.
    • Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
    • Tăng cholesterol máu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
    • Tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ cứng và dày thành các động mạch, thu hẹp các mạch máu.
    • Đái tháo đường: Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
    • Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.
    • Yếu tố gia đình (trong gia đình đã có người mắc bệnh tim).

    2.2. Triệu chứng nhận biết sớm nhất

    Đau thắt ngực là một triệu chứng dễ nhận ra của bệnh tim mạch

    • Khó thở,: xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.
    • Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
    • Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
    • Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
    • Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
    • Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
    • Đi tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
    • Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.
    • Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
    • Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.

    3. Những bệnh tim thường gặp

    3.1. Bệnh mạch vành

    Bệnh động mạch vành là tình trạng tích tụ những mảng xơ vữa hoặc Cholesterol lên thành động mạch khiến lòng động mạch bị hẹp, giảm khả năng lưu thông máu, hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trên cơ thể. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian làm cho tim suy yếu dần.

    Triệu chứng của bệnh khá mơ hồ, chỉ có cảm giác nặng ngực, đau thắt ngực bên trái khi xúc động, làm việc quá sức. Một số trường hợp có thể kèm theo cao huyết áp, đau đầu, chóng mắt, khó thở.

    Bệnh là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất với người cao tuổi bởi có thể gây nhồi máu cơ tim, nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể thao mỗi ngày và tầm soát bệnh theo định kỳ.

     3.2. Tai biến mạch máu não (đột quỵ)

    Tai biến mạch máu não xuất hiện khi tuần hòa máu lên não bị gián đoạn, suy giảm nghiêm trọng, gây thiếu oxy, dinh dưỡng mô não, chết tế bào não dẫn đến các di chứng nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí tử vong.

    Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng

    Các thể bệnh tai biến mạch máu não: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não, xuất huyết não gây tử vong.

    Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não:

    • Cao huyết áp: người bị cao huyết áp có nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 3-4 lần. Việc tăng áp lực máu lên thành mạch gây giãn, tổn thương thành mạch. Khi đó, tiểu cầu, các sợi fibrin sẽ được chuyển tới để làm lành vết thương, tạo ra cục máu đông. Cục máu đông di chuyển đến gần não gây tắc nghẽn, nhồi máu não.
    • Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa trong động mạch khiến các mạch máu bị thu hẹp, gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu. Khi các mảng xơ vữa bong ra sẽ hình thành các cục máu đông.

    Triệu chứng điển hình của bệnh là các cơn đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu, hôn mê. Cách phòng ngừa bệnh là phát hiện sớm và điều trị kịp thời cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

    3.3. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

    Bệnh động mạch ngoại biên là tình trạng xảy ra khi mảng bám từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi và các chất khác tích tụ trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi gây xơ vữa động mạch. Qua thời gian mảng bám cứng lại, làm hẹp các động mạch.

    Viêm tắc động mạch ngoại vi gồm 2 thể:

    + Bệnh Buerger (viêm 3 lớp thành động mạch): xuất hiện ở người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), người nghiện thuốc lá nặng, bệnh kéo dài nhiều năm, 95% phải đoạn chi.

    + Viêm, tắc động mạch do xơ vữa động mạch: xảy ra ở người cao huyết áp, rối loạn chuyển mỡ máu.

    Các triệu chứng nhận biết bệnh động mạch ngoại biên khá mơ hồ và không rõ ràng, thường chỉ xuất hiện các cơn đau nhói sau bắp chân khi đi bộ và có thể tự khỏi sau 5 – 10 phút. Một số triệu chứng khác có thể gặp là khó chịu, lạnh da, da xanh nhợt nhạt, lâu ngày xuất hiện những vết loét thường lâu lành, hoại tử chi.

    3.4. Bệnh van tim hậu thấp

    Bệnh van tim hậu thấp là một bệnh tự miễn, do vi trùng Strepcoccus beta Hemolytique gây ra. Khi nhiễm bệnh, cơ thể tạo ra các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, Strepcoccus beta Hemolytique có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim nên kháng thể cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim, gây sưng, hẹp hở van tim do biến dạng, suy tim.

    Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, sau tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn mà không được điều trị kịp thời.  Bệnh thường phát triển âm thầm với một số triệu chứng như: viêm đa khớp, viêm tim, nốt dưới da, hồng ban vòng, sốt, đau khớp…Điều trị bệnh khá phức tạp và tốn kém bằng cách sử dụng kháng sinh để loại bỏ liên cầu.

    3.5. Bệnh tim bẩm sinh

    Bệnh tim bẩm sinh thường xảy ra trong thời kỳ bào thai. Theo thống kê, có 1 – 2% em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh như ống động mạch, hoán vị đại động mạch…Đây là nguyên nhân của nhiều ca tử vong ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời.

    Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ xuất hiện từ khi được sinh ra

    Biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ thường là hiện tượng khó thở, tím tái, suy dinh dưỡng nặng, viêm phổi. Một số trường hợp, trẻ không có biểu hiện gì do bệnh không nặng và chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ.

    Cách phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ chủ yếu là trước khi mang thai, cha mẹ cần có sức khỏe tốt. Trong quá trình mang thai, người mẹ không tiếp xúc với các hóa chất độc hại, X-quang, nhiễm siêu vi…khi sử dụng thuốc, cần có chỉ dẫn của bác sĩ.

    3.6. Phình động mạch chủ bóc tách (động mạch chủ ngực)

    Phình động mạch chủ bóc tách là tình trạng động mạch chủ  cung cấp máu cho cơ thể bị yếu và phình ra ở một vị trí nào đó, dẫn đến bị rách. Vết rách  thành động mạch chủ gây chảy máu ồ ạt, khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

    Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tăng huyết áp, bệnh lý động mạch chủ như xơ vữa động mạch, tuổi cao hoặc  chấn thương có nguy cơ phát triển phình động mạch chủ ngực. Phình động mạch chủ bóc tách có nguy cơ tử vong cao, lên tới 95% dù ở giai đoạn đầu.

    3.7. Bệnh cơ tim

    Bệnh cơ tim là bệnh lý xảy ra khi cơ tim  suy yếu, không thể bơm đủ máu cung cấp cho cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở cả người khỏe mạnh, không bị bệnh tim.

    Bệnh gây tình trạng đột tử cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân bệnh cơ tim là do sự xâm nhập của các loại siêu vi trùng tấn công cơ thể, nhất là siêu vi trùng Coxacki, do  sử dụng một số loại thuốc nhất định hoặc do hóa chất, sự gia tăng hormone tuyến giáp.

    Những người bị bệnh cơ tim ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu và triệu chứng. Khi tình trạng tiến triển nặng, dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện bao gồm: khó thở, ho, mệt mỏi, đau ngực, sưng chân, huyết áp cao, chóng mặt…

    Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng. Khi mệt, khó thở cần kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức…

    4. Chuẩn đoán và điều trị bệnh4.1. Chuẩn đoán

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tim mạch dựa trên tiểu sử bệnh của gia đình; các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tiểu đường, béo phì, căng thẳng…; xét nghiệm thể chất, xét nghiệm máu, chụp X-quang.

    Ngoài ra, một số  xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim mạch gồm có:

    • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
    • Điện tâm đồ (ECG).
    • Máy theo dõi Holter.
    • Siêu âm tim – Doppler tim.
    • Đặt ống thông tim.
    • Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).

    4.2. Điều trị

    Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp thường được sử dụng, ví dụ:

    • Sử dụng thuốc kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm trùng tim, các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt: kết hợp với một số loại thuốc điều trị thì người bệnh cần tuân thủ lối sống, chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, tránh xa thuốc lá và rượu bia.
    • Kỹ thuật y tế, phẫu thuật tim: Khi thuốc không điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ có chỉ định cho bệnh nhân làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Tùy tình trạng bệnh mà có các loại phẫu thuật phù hợp.

    5. Phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

    Bệnh tim do dị tật thì không thể ngăn chặn. Còn với các loại bệnh tim mạch khác, bạn có thể phòng ngừa bằng cách:

    • Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
    • Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.
    • Không hút thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại.
    • Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
    • Giữ cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
    • Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
    • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
    • Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất.

    6. Người bệnh tim mạch nên ăn gì?6.1. Nên ăn

    Người mắc bệnh tim mạch cần có chế độ ăn vừa hợp khẩu vị, vừa góp phần bảo vệ trái tim của mình. Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tim mạch nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây:

    • Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ.
    • Các loại rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vi lượng.
    • Uống đủ nước.
    • Đậu nành.
    • Chuối, cam, quýt, dưa đỏ.
    • Cá.
    • Các loại nấm.
    • Trà xanh.
    • Ngoài ra cần kiểm soát chất béo, hàm lượng calo, cholesterol trong mỗi khẩu phần ăn.

    Các loại đậu rất tốt cho người bị bệnh tim mạch

    6.2. Kiêng ăn

    Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho tim mạch thì người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, gồm có:

    • Các loại thực phẩm giàu natri.
    • Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.
    • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
    • Thức uống có ga, chứa chất kích thích.

    7. Hoạt động thể lực ở bệnh nhân tim mạch

    Rèn luyện thể lực không chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương khớp mà còn tác động đến toàn cơ thể, trong đó có trái tim. Với người bệnh tim mạch thì hoạt động thể dục lại càng cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Cần khám Bác sĩ để hướng dẫn cụ thể về một chế độ tập luyện với cường độ phù hợp.
    • Khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để cơ xương khớp, hệ tuần hoàn, hô hấp thích nghi với nhịp độ vận động.
    • Lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng.
    • Tránh tập luyện quá sức.
    • Với những người thể trạng yếu có thể tập luyện vài phút thì tạm nghỉ, lặp lại như thế trong tổng thời gian 30 – 40 phút cho một lần luyện tập.
    • Duy trì đều đặn.

    Gợi ý các môn thể thao phù hợp với người bệnh tim:

    • Đi bộ.
    • Chạy chậm.
    • Bơi.
    • Bóng bàn, cầu lông.
    • Khí công, yoga.

    Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần chủ động điều trị và phòng ngừa. Vì vậy, khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường nên thăm khám càng sớm càng tốt nhằm phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

    Hiện nay, ngoài các bệnh viện có chuyên khoa tim, viện tim, hệ thống phòng khám quốc tế cũng được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Trong đó, đáng chú ý nhất là hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus.

    CarePlus là một trong những địa chỉ tầm soát và điều trị bệnh tim mạch uy tín tại TP. HCM. Đây là hệ thống phòng khám được xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khi thăm khám tại CarePlus, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đội ngũ Bác sĩ hàng đầu về chuyên khoa tim mạch, cùng với hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất đầu tư hiện đại.

    Gói tầm soát tim mạch CarePlus được xây dựng trên các bài kiểm tra thực tế. Bác sĩ tập trung tư vấn chuyên nghiệp, rõ ràng từng hạng mục thăm khám, lắng nghe từng triệu chứng để chỉ định đúng xét nghiệm, các can thiệp y khoa cần thiết. Sau thăm khám, Bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ liệu trình điều trị và gọi điện theo dõi thường xuyên nhằm giải đáp kịp thời những thắc mắc của Khách hàng. Ngoài ra, Bác sĩ CarePlus sẽ dựa vào lối sống, của mỗi người mà cho lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.

     

    Bình luận

Viết một bình luận