“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” Viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trính bày suy nghĩ về ý kiến trên. {Mn giúp em với}

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”
Viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trính bày suy nghĩ về ý kiến trên.
{Mn giúp em với}

0 bình luận về ““Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” Viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trính bày suy nghĩ về ý kiến trên. {Mn giúp em với}”

  1. Kiến thức là vô vàn tri thức, bao la, rộng lớn mà mỗi người đều không thể hiểu hết được. Việc học là điều cần thiết và thật sự quan trọng để thu về nguồn kiến thức bổ ích. Chính vì vậy, người ta quan điểm “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Không phải lẽ dĩ nhiên mà từ “xấu hổ” được nhắc tới hai lần. Tuy trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng nó đều mang một ý nghĩa. “Xấu hổ” là trạng thái tâm lý của con người khi cảm thấy hổ thẹn do mắc phải lỗi lầm hoặc cảm thấy thấp kém hơn người khác. “Không biết” được hiểu là chưa có kiến thức ở một lĩnh vực nào đó, còn “không học” là trạng thái con người không còn học hỏi, tiếp thu kiến thức. Như vậy, quan điểm đã chỉ rõ sự khác biệt giữa việc “không biết” và “không học”. Có thể con người không thể hiểu biết được hết mọi kiến thức và điều đó không đáng phải xấu hổ. Nhưng nếu chúng ta không chịu học hỏi để bản thân hoàn thiện bản thân thì đó là điều đó nên cảm thấy hổ thẹn. Kho tàng tri thức của nhân loại được vun đắp qua hàng trăm triệu năm đã trở nên vô tận. Nhưng khả năng cũng như thời gian của mỗi con người lại có hạn. Điều đó khiến cho việc có những điều mà chúng ta không biết hết sức bình thường. Cho dù là một người vĩ đại như các nhà bác học, cũng có một lĩnh vực nào đó mà họ không thể hiểu được hay biết được. Việc chúng ta hiểu biết sâu trong một lĩnh vực cụ thể sẽ dễ dàng hơn là hiểu biết rộng trên mọi lĩnh vực. Học tập chính là quá trình tiếp thu, tìm kiếm và ghi nhớ những kiến thức, kĩ năng. Con người từ khi sinh ra không phải đã biết được hết mọi thứ. Rất rõ ràng, học tập có vai trò rất lớn trong việc cung cấp kiến thức, kĩ năng mà con người chưa biết. Ngoài ra, trong quá trình học tập, chúng ta cũng được giáo dục nhân cách và rèn luyện đạo đức. Nhờ có học hỏi không ngừng mà con đường bước đến thành công trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, nếu như không học là chúng ta đang thể hiện sự vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Cũng giống như việc lười lao động, điều này khiến cho bản thân trở nên trì trệ và lạc hậu. Chẳng phải bây giờ con người mới ý thức được ý nghĩa của việc học. Từ xa xưa, ông cha ta đã ý thức được vai trò của việc học để rồi đưa ra lời khuyên: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tấm gương của một con người vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt hành trình ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người luôn không ngừng học hỏi từ những công việc để kiếm sống đến tiếng nói của những nước mà người từng đi qua… và người đã trở thành vị lãnh tụ vĩ đại. Đến ngày nay, khi thời đại khoa học công nghệ phát triển, muốn học hỏi một điều gì mới cũng trở nên dễ dàng hơn. Học tập đã giúp con người thành công. Vậy nên, khi chúng ta không chịu cố gắng học hỏi là đang thể hiện sự vô trách nhiệm với gia đình và xã hội, đặc biệt là với chính bản thân. Chính vì vậy, nếu “không học” có nghĩa là tự khiến cho bản thân thua kém so với người khác. Và lẽ dĩ nhiên, tự chúng ta phải cảm thấy xấu hổ. Hiện nay, vẫn còn có những người không chịu cố gắng học hành. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính những học sinh, sinh viên ấy. Vì có lẽ, không có con đường nào đến với thành công nhanh hơn con đường học vấn. Ngoài ra, có những hiện tượng, nhiều người vì tính sĩ diện mà giấu dốt. Họ luôn tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ nhưng trên thực tế lại chẳng hiểu biết được bao nhiêu. Điều đó là không nên, nếu chúng ta dám nhìn nhận thẳng vào sự thiếu hụt của bản thân để hoàn thiện mới có thể ngày càng tốt hơn. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy cố gắng rèn cho mình một khoảng thời gian lớn vào việc học, đừng nên lãng quên nó để làm những việc không cần thiết. Chúng ta hãy lập cho mình một thời gian biểu cụ thể, luôn rộng mở, học hỏi thêm những điều chưa biết để có thêm kiến thức, trao đổi về vấn đề còn thắc mắc và hãy luôn nhớ rằng đọc một cuốn sách mỗi ngày và sau khi đọc xong sẽ tự rút ra được bài học cho bản thân mình… để ngày càng hoàn thiện bản thân. Nếu không biết, chúng ta còn có thể học hỏi. Nhưng nếu không học hỏi, chúng ta sẽ chẳng biết được gì. Tóm lại, quan điểm trên đã thể hiện được tầm quan trọng của việc học tập. Và mỗi chúng ta hãy luôn ý thức được rằng: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT !!! ~.~ 

    @Goodmorning

    (Đánh thế này thôi mà mỏi tay lắm rồi)

    NHỚ VOTE và nếu hay thì cho mik CTLHN nha)

    TKS BẠN NHÌU !!! 

    Bình luận

Viết một bình luận