“Dùng câu đố thử tài” là hình thức quen thuộc,phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới.Trong truyện “Em bé thông minh” hình thức này có tác dụng như thế nào?
Cùng là truyện cổ tích nhưng truyện “Em bé thông minh” có khác gì so với truyện “Thạch Sanh”?
Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước: – Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày). – Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con). – Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa). – Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Làm sách bài văn làm cho bài văn được mạch lạc có vần.truyện em bé thông minh khác về truyện Thạch sanh ở chỗ em bị thông minh sử dụng câu đố làm cho bài văn hay và hấp dẫn hơn