Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Lòng trắng trứng. B. Metyl fomat. C. Glucozơ. D. Đimetyl amin. Câu 2: Để phân biệt 3 dung dịch

Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Lòng trắng trứng. B. Metyl fomat. C. Glucozơ. D. Đimetyl amin.
Câu 2: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B.Dung dịch NaOH. C. Natri. D. Quỳ tím.
Câu 3: Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo thành kết tủa trắng?
A. H2N–CH2–COOH. B.CH3–NH2. C. CH3COOC2H5 . D. C6H5–NH2 (anilin).
Câu 4: Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. tinh bột. B.etyl axetat. C. Gly–Ala. D. glucozơ.
Câu 5: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30,0 gam kết tủa và dung dịch X. Biết dung dịch X có khối lượng giảm 12,4 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 48,0. B.24,3 . C. 43,2. D. 27,0.
Câu 6: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 17,28. B.21,60. C. 19,44 . D. 18,90.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x – 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là
A. 0,20 . B. 0,10. C. 0,05. D. 0,15.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn.

B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.
C. Tripeptit Ala–Gly–Ala tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím.
D. Dung dịch anilin không làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Câu 10: Dung dịch amino axit nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Lysin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Axit glutamic.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B.3,36. C. 4,48. D. 5,60.
giải giúp mình với

0 bình luận về “Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Lòng trắng trứng. B. Metyl fomat. C. Glucozơ. D. Đimetyl amin. Câu 2: Để phân biệt 3 dung dịch”

  1. Đáp án:

    1. a

    2. d

    3. d

    4. d

    5. c

     Ta tính lượng chất theo hiệu suất phản ứng:

    $m_{ddgiảm}$ = $m_{CaCO_3}$  – $m_{CO_2}$ ⇒ $n_{CO_2}$ = 0.4 mol

    $(C_{6}H_{10}O_{5})_n$ → n $C_{6}H_{12}O_{6}$ → $2n_{CO_2}$ 

    ⇒ $n_{tinh bột}$ = $\frac{1}{2}n$ x  $\frac{100}{75}$ x 0,4 = $\frac{4}{15}$ mol

    $m_{tinh bột}$ = 43,2 gam

    6. b

    7. b  

    8. c

    9. b

    10. a

    11. a

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận