Dung dịch muối của một kim loại A (muối X) khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển thành kết tủa nâu đỏ khi để trong khô

Dung dịch muối của một kim loại A (muối X) khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển thành kết tủa nâu đỏ khi để trong không khí ẩm. Dung dịch muối X khi tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa trắng, dễ bị hóa đen khi để ngoài ánh sáng.
a. Xác định công thức muối X và viết phương trình hóa học các tính chất nêu trên.
b. Từ A, viết 3 phương trình hóa học khác nhau tạo thành muối X.
c. Nêu tên hai hợp kim quan trọng của A trong công nghiệp hiện nay. Có thể hòa tan hoàn toàn
hai mẫu hợp kim đó bằng dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng được không? Vì sao?

0 bình luận về “Dung dịch muối của một kim loại A (muối X) khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển thành kết tủa nâu đỏ khi để trong khô”

  1. a,

    Muối $X$ tạo kết tủa trắng xanh với $NaOH$, kết tủa chuyển màu nâu đỏ nếu để trong không khí ẩm nên là muối sắt (II).

    Muối $X$ tạo kết tủa $AgCl$ với $AgNO_3$ nên là muối clorua.

    Vậy $X$ là $FeCl_2$

    $FeCl_2+2NaOH\to 2NaCl+Fe(OH)_2$

    $4Fe(OH)_2+2H_2O+O_2\to 4Fe(OH)_3$

    $FeCl_2+2AgNO_3\to Fe(NO_3)_2+2AgCl$

    $2AgCl\xrightarrow{{as}} 2Ag+Cl_2$

    b,

    $A$ là $Fe$

    $Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2$

    $Fe+2FeCl_3\to 3FeCl_2$

    $Fe+CuCl_2\to FeCl_2+Cu$

    c,

    Hai hợp kim quan trọng của sắt trong công nghiệp là gang và thép.

    Thành phần chính của gang, thép là $Fe$ và $C$ (còn lại là các nguyên tố khác). $C$ không tan trong $HCl$, $H_2SO_4$ loãng nên không thể dùng 2 axit này để hoà tan hoàn toàn gang, thép.

    Bình luận
  2. Giải thích các bước giải:

    a.

    Dung dịch muối của một kim loại A (muối X) khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển thành kết tủa nâu đỏ khi để trong không khí ẩm.

    $\Rightarrow$ Kết tủa trắng xanh là $Fe(OH)_2$, kết tủa nâu đỏ là $Fe(OH)_3$

    $\Rightarrow$ A là Fe

    Dung dịch muối X khi tác dụng với dung dịch $AgNO_3$ tạo kết tủa trắng, dễ bị hóa đen khi để ngoài ánh sáng.

    $\Rightarrow$ X là $FeCl_2$

    PTHH:

    $FeCl_2+2NaOH\to Fe(OH)_2+2NaCl$

    $4Fe(OH)_2+O_2+2H_2O\to 4Fe(OH)_3$

    $FeCl_2+2AgNO_3\to Fe(NO_3)_2+2AgCl$

    $2AgCl\xrightarrow{\text{as}}2Ag+Cl_2$

    b.

    $Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2$

    $Fe+CuCl_2\to FeCl_2+Cu$

    $Fe+2FeCl_3\to 3FeCl_2$

    c.

    – Ứng dụng: làm gang, thép.

    – Có thể hòa tan hai mẫu hợp kim đó bằng dung dịch axit HCl hoặc $H_2SO_4$ loãng do có cặp điện hóa Fe – C (thành phần chính của gang và thép).

    Bình luận

Viết một bình luận