Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi
Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng
Ôi miền Tây! Ở dưới xuôi, sao nghe nói, ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy
Tuổi hai mươi, khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn
Đây miền Tây núi rừng giang tay đón
Những con người sung sướng nhất trần gian
Là được lên đây đem sức lực căng tràn
Với sứ mệnh vinh quang: vỡ đất
Ta sẽ đến những vùng đất hoang chưa vỡ
Sẽ trồng lên bãi lúa nương ngô
Cho Hát Lót, Mộc Châu ngô lúa căng bồ
Cho mường, bản thân yêu ấm no thừa thãi
Ta sẽ đi vận động đồng bào Mèo xuống núi
Đi làm người thợ cày trên đất bãi Mường Thanh
Đi làm người thợ xây xây dựng những châu thành
Náo nức giữa rừng xanh Tây Bắc
Hay đi làm người thợ mỏ khai than khai sắt
Rồi dựng lò đúc thép ở điện biên
Và còn dựng ở nơi đây bao ước mộng thần tiên
trên đất nước miền tây như mọi miền tổ quốc …
câu1 : đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
câu2: phân tích tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:
Ôi miền Tây! Ở dưới xuôi, sao nghe nói, ngại ngùng
Mà lúc ra đi lửa trong lòng vẫn cháy
câu 3 : anh (chị) hiểu thế nào về hai dòng thơ sau:
Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường
câu 4một bài học sâu sắc về cách sống của lứa tuổi 20 mà anh (chị) rút ra được khi đọc văn bản trên ? giải thích vì sao chọn bài học đó
GIẢI HỘ MK NHANH NHANH VỚI MK PHẢI NỘP SỚMƯU TIÊN NHANH VÀ ĐÚNG NHA
Nhớ tới bài thơ, chúng ta nhớ lại những ngày sôi nổi khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, đặc biệt là 1958, không khí hết sức hồ hởi.
Nhớ tới bài thơ, những người năm nay trên bốn mươi cũng nhớ lại một quãng đời tuổi trẻ, với lý tưởng phấn đấu thật trong sáng, lúc nào cũng nghĩ tới cống hiến, chứ không tới hưởng thụ, nghĩ tới tập thể chứ không nghĩ tới cá nhân. Nhiều công trường được mở ra. Người thanh niên năm ấy sẵn sàng đi xa, làm đủ công việc vất vả, ăn uống thế nào cũng xong, không cần tiện nghi, miễn làm sao làm được công việc có ích. Tất cả như mê đi trong một niềm say mê lý tưởng cao quý.
Riêng trong thanh niên học sinh cấp ba (hồi ấy sinh viên đại học có rất ít) luôn luôn có những cuộc thảo luận về mục đích lý tưởng sống, về động cơ làm việc. Rồi xuống xã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con nông dân. Rồi vào nhà máy, làm việc với công nhân, và mở xưởng trường, tự tay làm xà phòng, làm dầu xả v.v…
Học sinh cấp ba những năm 1954-55 nhiều nơi nam còn mặc com-plê, nữ còn mặc áo dài đến trường . Bước sang những năm 1957-58, người ta khoác lên vai cái áo nâu một cách thoải mái. Không khí lúc nào cũng sôi nổi, như trong những ngày hội.
Đấy chính là cái môi trường làm nảy sinh Lên miền Tây và nhiều sáng tác tương tự.
Bùi Minh Quốc kể với tôi về trường hợp làm bài thơ. Bấy giờ, anh đang học ở trường Chu Văn An, Chi đoàn nhà trường phát động một đợt học tập Paven Coócsaghin (nhân vật chính trong Thép đã tôi thế đấy). Bùi Minh Quốc dùng thơ để phát biểu, bài thơ ban đầu mang tên Gửi Pa-ven, sau được tác giả sửa chữa lại, và có hình thù như hiện nay.
Theo Bùi Minh Quốc tự nhận, sở dĩ bài thơ có được tiếng vang nào đó trong lòng những người cùng lứa tuổi, và cả giới văn nghệ nữa (đã được chọn vào Thơ Việt Nam 1945-1960, được đưa vào chương trình phổ thông v.v…), vì nó nói đúng một phần tâm trạng thanh niên Hà Nội trong những năm ấy, nhìn lại kháng chiến chống Pháp, thấy sự nghiệp của cha anh vĩ đại quá, thấy đời mình chỉ có ý nghĩa, nếu lao vào gian khổ, phấn đấu tiếp tục huyền thoại ấy. Bài thơ cũng nói đúng khát vọng đi xa, hết tầm mơ ước của tuổi trẻ.
Trước khi viết Lên miền Tây, Bùi Minh Quốc đã có làm thơ, nhưng chỉ từ Lên miền Tây anh mới được nhiều người biết. Với một số học sinh cấp ba đương thời, nghề văn đang là một nghề hết sức tốt đẹp, và thành công của Bùi Minh Quốc hình như ít nhiều có góp phần khẳng định cho một số người do là nếu kiên trì phấn đấu chắc mình sẽ đến với nghề này được.
Cùng với Bùi Minh Quốc, trong thời kỳ này (1964 về trước, tức là trước cuộc kháng chiến chống Mỹ) phải kể Trần Nhật Lam, Nguyễn Đình Hồng, Thái Giang, Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân) v.v…
Sau Lên miền Tây, Bùi Minh Quốc còn là tác giả truyện ngắn Cô thợ nề, và một truyện viết cho thiếu nhi, Phi lao út của Bé Ly. Anh cũng viết nhiều cho Tiếng hát quê ta, Tiếng máy, trong đó có những bài nói tới sông Hồng, hồ Bảy Mẫu (sau là công viên Thống Nhất, và nay là công viên Lê Nin).
Trong thời gian học cấp ba Chu Văn An và học Đại học Tổng hợp anh làm quen thêm với báo chí, những người viết văn chuyên nghiêp, để rồi đứng hẳn vào đội ngũ đó. Trung thành với lý tưởng “Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương” từ 1967 anh xung phong vào Nam chiến đấu. Hiện nay, Bùi Minh Quốc vẫn công tác ở Hội văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng. Những khi ra Hà Nội họp, gặp lại bạn bè, anh không quên nhắc tới kỷ niệm những năm 1958-60.
Những người cùng học với Bùi Minh Quốc những năm ấy, ở trường Chu Văn An, như Trần Nhật Lam, Bùi Bình Thi, Vũ Quần Phương, Lữ Huy Nguyên, v.v… hiện đang đảm đương nhiều mặt công tác của đời sống văn học ở Thủ đô. Các anh đã bước vào tuổi bốn mươi, lứa tuổi chín chắn cả trong cuộc đời, lẫn trong sáng tác.