Em cần gấp lắm ạ, em cảm ơn trước ạ ???? Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hai chị em Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa! Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổ

Em cần gấp lắm ạ, em cảm ơn trước ạ ????
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hai chị em
Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!
Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói
Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm.

Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm
Không nấu nướng và không hề trò chuyện
Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?

Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu
Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói
Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.

Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve
Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp
Nó sung sướng vào ra tíu tít
Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra!

Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa
Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý
Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký
Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa.

Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa
Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ
Đứa còn mẹ thì thôi, không còn bố
Hai chị em rồi sẽ mất nhau…

– Nín đi em! Em khản giọng khóc gào
Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt
Những bố mẹ bên bờ chia cắt
Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!
(Vương Trọng)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Em hiểu điều gì qua hai câu thơ:
“Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về…”
Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ:
“Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm
Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?”
Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do?

0 bình luận về “Em cần gấp lắm ạ, em cảm ơn trước ạ ???? Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hai chị em Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa! Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổ”

  1. Câu $1$ : Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm ( Bài thơ mang nhiều cảm xúc )

    Câu $2$ : Qua hai câu thơ : “Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi / Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về…” đã cho ta thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ của người chị đồng thời đã gợi lên được sự ngây thơ của đứa em . Hay đây chính là ước nguyện của hai đứa trẻ về ba mẹ , mong sao ba mẹ sớm về cả nhà đoàn tụ .  

    Câu $3$ : Biện pháp tu từ :  Ẩn dụ ” Hai bóng nhỏ ” Chỉ người chị và em 

    + Tuy cùng chung huyết thống , cùng chung dòng máu chảy trong người nhưng lại bị chia cắt , phải chia xa nhau và thậm chí không được gặp lại nhau . Hình ảnh ẩn dụ như cho ta thấy sự xa cách của hai chị em có lẽ hình ảnh cái bóng không dừng lại ở đó mà nó còn nói lên góc khuất tâm hồn , sự trống vắng về một thứ tình thương không thể điễn tả được .

    Câu $4$ : Thông điệp mà em tâm đắc nhất : Hãy luôn quý trọng , yêu thương gia đình của mình đồng thời bài thơ như lời phán xét về việc ” Li hôn ” giữa ba mẹ trong gia đình . 

    + Một gai đình nên có đủ cả cha lẫn mẹ vì hai người hai tình cảm khác nhau . Nếu người cha dạy con cách mạnh mẽ để vượt qua sóng gió thì người mẹ lại ân cần chỉ con cách nhường nhịn khiêm tốt . Phải có đủ hai yếu tố đó thì đứa con mới nên người , mới học hỏi được nhiều điều .

    + Khi ba mẹ li hôn con cái thiếu thốn tình cảm của cha hoặc mẹ sẽ rất đáng thương , không nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống 

    + Gia đình là cái nôi của xã hội , là nơi ươm mầm cho những hạt giống tài năng . Gia đình hạnh phúc thì xã hội này mới được yên vui thử hỏi xem nếu tình trang li hôn cứ diễn ra một cách thường xuyên , đại trà thì hậu quả sẽ ra sao ? Thì lũ trẻ sẽ thế nào ? Vì vậy chúng ta cần phải giữ cho gia đình hòa thuận và luôn yêu thương gia đình của mình .

    @@@Học tốt nhé !

    Bình luận
  2. Câu 1 : PTBĐ chính : Biểu cảm. 

    Câu 2 : “Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi /Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về…”

    $→$Hai câu thơ trên cho em thấy được sự thơ ngây, (còn bé chưa biết gì hay còn nói là ngây thơ hoặc thơ ngây) của hai đứa trẻ cứ nghĩ như mọi ngày bố mẹ chỉ đi làm việc sớm muộn gì cũng về nhưng lại không hề biết rằng hôm nay bố mẹ li hôn . 

    Câu 3 : Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm/ Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?”

    $→$Biện pháp ẩn dụ “hai quả bóng” ở đây muốn ẩn dụ cho bố và mẹ . Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ để làm rõ sự chia ly của hai người, sự chia cách và dấu hiệu của một gia đình đã bị tan nát , đổ vỡ .

    Câu 4 : 

    $+$ Thông điệp : Hãy biết yêu quý, giữ gìn và trân trọng hạnh phúc và những gì mà gia đình đang có . Và hãy vì hạnh phúc của những người con, chúng không phải là những người hứng chịu mọi sự đau thương từ cha mẹ gây ra.

    $+$ Bởi vì gia đình là một phần của xã hội. Nếu gia đình tan nát cuộc sống của trẻ cũng sẽ bị chia cắt , mặc dù chúng còn nhỏ và ngây thơ nhưng lại không được hưởng sự hạnh phúc từ cha mẹ, gia đình mà lại nhận phải sự tổn thương, chia cắt và đặc biệt là còn thiếu tình thương từ một trong hai người nữa. 

    Bình luận

Viết một bình luận