em có cảm nhận gì về sự đổi thay theo hướng suy tàn của hình ảnh ông đồ

By Maya

em có cảm nhận gì về sự đổi thay theo hướng suy tàn của hình ảnh ông đồ

0 bình luận về “em có cảm nhận gì về sự đổi thay theo hướng suy tàn của hình ảnh ông đồ”

  1. Tác giả Vũ Đình Liên không chỉ biết đến là một nhà giáo, ông còn là nhà phê bình văn học và dịch thuật, là một nhà thơ đóng góp cho nền văn học nước nhà. Tuy ông sáng tác không nhiều nhưng những sáng tác lại mang niềm hoài cô về lũy tre, thành cổ và những người “muôn năm cũ”. Trong đó bài thơ “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu của ông, trong khổ thơ thứ 4 đã cho thấy nét đẹp truyền thống đang dần bị lãng quên.

    Đối với dân tộc Việt Nam ta, ngày Tết rất quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa to lớn, những ngày Tết trong mỗi gia đình không thể thiếu những món ăn cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc, chỉ cần nhắc đến nó là chúng ta đã cảm nhận được không khí Tết đang cận kề. Đã có câu thơ nói về những món đồ đặc trưng không thể thiếu của ngày Tết như sau:

    “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

    Cây nêu tràng pháo bánh Chưng xanh”

    Câu đối đỏ chính là thứ mà dường như con người ta sẽ tìm kiếm trước tiên, mỗi gia đình sẽ không để thiếu. Câu đối đỏ là một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà thành, đó gần giống như một lối chơi chữ thư pháp. Câu đối đỏ thường gắn với hình ảnh ông đồ già, ông ngồi bên hè các con phố đông đúc, đặt ở dưới là những khổ giấy tròn, ngang, dọc, hình thoi,… đủ loại, bên cạnh là nghiên mực và chiếc bút lông. Đó là một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng trong ngày Tết. Nếu như trước đây hình ảnh ông đồ xuất hiện như một đặc trưng không thể thiếu trong những khổ thơ đầu thì tới khổ thơ thứ 4 này, khung cảnh ấy vẫn còn nhưng đó không còn là đặc trưng nữa mà mang sự thê lương sầu não

    XIN HAY NHẤT

    Trả lời

Viết một bình luận