Em có nhận xét gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng thông qua 2 nhân vật trong 2 văn bản tức nước vỡ bờ và lãi Hạc
Em có nhận xét gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trước cách mạng thông qua 2 nhân vật trong 2 văn bản tức nước vỡ bờ và lãi Hạc
2/ Kiến thức: Gợi ý bố cục như sau:- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
.- Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữnông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:
– Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).
– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng)
.b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh…
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.-
Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội
.c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:- Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người….
– Kết bài: Khẳng định vấn đề.
Đoạn văn bổ sung Là 1 bông hoa sen ngát thơm giữa bùn lầy tanh hôi, Mặc dù bị đẩy tới đường cùng nhưng họ vẫn giữ nguyên ven p/c’
Văn bản “tức nước vỡ bờ ” và ” Lão Hạc” là minh chứng điển hình cho số phận , phẩm chất của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 .Họ là những con người thấp cổ bé họng , những con người cùng cực , là những con người lao động vất vả nhưng lại ở đáy của xã hội bấy giờ. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng bị đè nặng bởi bọn quan sai vô lại , bởi các xã hội bấy giờ bất công. Oan chẳng thể kêu , khổ chẳng thể than , những con người đáng thương phải chịu số phận bất hạnh . Tuy vậy , họ vẫn giữ được những phẩm chất cao cả , giữ được lòng tự tôn của mình .