em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ chủ quyền dân tộc hiện nay của đảng và nước ta
0 bình luận về “em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ chủ quyền dân tộc hiện nay của đảng và nước ta”
Độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia dân tộc. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề này có những biểu hiện riêng, nhưng cũng phải đảm bảo được những nội dung của nó, chủ yếu là quyền dân tộc tự quyết, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đối với dân tộc Việt Nam, để có thể phát triển một cách bền vững thì vấn đề độc lập dân tộc luôn được gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ trước tới nay, độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, dân tộc, đặc biệt là của các dân tộc nhỏ yếu. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sự tồn vong và phát triển của mỗi dân tộc đều gắn liền với việc giành và giữ vững nền độc lập của mình. Sống trong độc lập luôn là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau là một nguyên tắc cơ bản, một điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
Độc lập dân tộc vừa là một giá trị tinh thần vừa là một giá trị vật chất. Một dân tộc có được vị thế bình đẳng trên trường quốc tế hay không, mọi công dân của một dân tộc có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no hay không… phụ thuộc rất nhiều vào việc dân tộc đó có độc lập hay không. Như một lẽ tự nhiên, “… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(1). Nhưng, để có được các quyền ấy, trước hết, tất cả các dân tộc phải thực sự “… tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một Chính phủ tự trị của họ”(2); tức là mỗi dân tộc phải giành và giữ vững được nền độc lập .
Nền độc lập của một dân tộc là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho dân tộc ấy có hoà bình, ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nó phải được “đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia dân tộc. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề này có những biểu hiện riêng, nhưng cũng phải đảm bảo được những nội dung của nó, chủ yếu là quyền dân tộc tự quyết, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đối với dân tộc Việt Nam, để có thể phát triển một cách bền vững thì vấn đề độc lập dân tộc luôn được gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ trước tới nay, độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, dân tộc, đặc biệt là của các dân tộc nhỏ yếu. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sự tồn vong và phát triển của mỗi dân tộc đều gắn liền với việc giành và giữ vững nền độc lập của mình. Sống trong độc lập luôn là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau là một nguyên tắc cơ bản, một điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
Độc lập dân tộc vừa là một giá trị tinh thần vừa là một giá trị vật chất. Một dân tộc có được vị thế bình đẳng trên trường quốc tế hay không, mọi công dân của một dân tộc có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no hay không… phụ thuộc rất nhiều vào việc dân tộc đó có độc lập hay không. Như một lẽ tự nhiên, “… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(1). Nhưng, để có được các quyền ấy, trước hết, tất cả các dân tộc phải thực sự “… tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một Chính phủ tự trị của họ”(2); tức là mỗi dân tộc phải giành và giữ vững được nền độc lập .
Nền độc lập của một dân tộc là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho dân tộc ấy có hoà bình, ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nó phải được “đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.