em cu ta ngủ trên lưng mẹ ơi
em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
mẹ giã gạo nuôi bộ độinhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
vai mẹ gầy nhấp nho là gối
lưng đưa nôi và tim hát thành lời
em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ,em có cảm xúc gì sau khi sau khi đọc đoạn thơ trên
lúc tản sáng và lúc chập tối,ở quãng đường này,xe cộ đi lại tấp nập
ở quãng đường này, lúc tản sáng và lúc chập tối,xe cộ đi lại tấp nập
hãy nhận xét cách sắp xếp trạng ngữ ở hai câu trên
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được săn sóc y tế. Người tài xế và tôi sẵn sàng trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
– Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng nên anh hãy lái xe chầm chậm thôi – Tôi nói với người tài xế, Doug, khi xe bắt đầu lăn bánh về phía trước.
– Hy vọng người cuối cùng sẽ chạy nhanh – Anh pha trò.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên dần vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ mặc quần soóc màu xanh da trời và áo thun rộng thùng thình đập vào mắt tôi.
– Doug, nhìn kìa!
Chúng tôi biết mình đã nhận diện được “người cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối lại cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Doug và tôi lặng lẽ nhìn chị từ từ tiến lên – chẳng ai nói lời nào. Chúng tôi cứ nhích lên từng quãng một rồi dừng lại để chờ chị.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn chị ngừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục.
Cuối cùng, chị là người duy nhất còn trong tầm nhìn. Tôi ngồi ra cả mép ghế, theo dõi – với vẻ sờ sợ, phấn khích chen lẫn tôn kính – người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những dặm cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Tôi không biết tên người phụ nữ đó, nhưng kể từ ngày hôm ấy chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi – và tôi phụ thuộc nhiều vào phần đời này. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn, quá tốn thời gian hoặc tưởng như “không thể làm được”, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với tôi.
qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân
tìm thành ngữ trái nghĩa với các câu thành ngữ sau
a) khoẻ như voi:
b)nhanh như sóc:
từ lúp xúp thuộc kiểu từ láy gì
từ lúp xúp thuộc kiểu từ láy gì
GIÚP MK NHÉ NHANH NHA MK ĐANG CẦN GẤP,PLZ
Câu 1. Em hiểu những em bé lớn trên lưng mẹ là khi phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con theo. Những em bé kể cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ. Có thể nói: Các em lớn trên lưng mẹ. Em thấy được tình yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 2.
a) Lúc tảng sáng, ở quãng đường này, lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian được tách riêng đặt ở 2 vị trí khác nhau
=> Ko xác định được thời gian xảy ra.
b) Ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập.
=>Ở câu này tráo 2 trạng ngữ với nhau, nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến câu văn, nên cách sắp xếp này vẫn đúng.
Câu 3.
Qua câu chuyện, em rút ra bài học cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt
Câu 4.
a/ Yếu như sên.
b/ Chậm như rùa.
Câu 5. Lúp xúp thuộc kiểu láy vần.
(っ◔◡◔)っ ♥ CHÚC BẠN TỐT ♥