em hãy 1 đoạn văn nói lên phương châm tu dưỡng đạo đức , trí tuệ , nghị lức

em hãy 1 đoạn văn nói lên phương châm tu dưỡng đạo đức , trí tuệ , nghị lức

0 bình luận về “em hãy 1 đoạn văn nói lên phương châm tu dưỡng đạo đức , trí tuệ , nghị lức”

  1. Nhân cách con người được hình thành từ hai mặt chủ yếu: trí tuệ và tâm hồn. Nhưng làm thế nào bồi dưỡng trí tuệ và nâng cao tâm hồn để hoàn thiện nhân cách? 

    Trí tuệ con người chính là khối lượng kiến thức mà con người thu nhận được từ thế giới khách quan, từ kho tri thức của nhân loại. Cho nên “trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”: con người càng thu nhận, tích lũy được nhiều kiến thức thì trí tuệ càng giàu, sự hiểu biết càng sâu rộng.  Dĩ nhiên, không chỉ học tập ở trường, ở thầy, ở bạn, mà còn học tập nhân dân, học tập trong sách và trong cuộc sống: nguồn tri thức để nhận vào thật phong phú và mở rộng trước mắt mọi người – chỉ cần ta quyết tâm và biết cách học tập.

    Ngược lại với cơ chế nhận vào của trí tuệ là cơ chế cho đi của trái tim: “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trái tim biết “cho đi” là một trái tim nhân ái, vị tha, và “cho đi” càng nhiều thì yêu thương càng lớn, con tim càng giàu. Trong cuộc sống của dân tộc ta hiện nay không hiếm những con tim “giàu lên” như thế. Phải chăng đó chính là cái ý vị triết lí – cũng là bức thông điệp hàm ẩn mà nhà văn muốn nhắn nhủ với chúng ta trong câu nói?

     Một sự cho đi như thế không bao giờ là một sự mất đi mà chính là một sự được lại, một sự được lại lớn lao và có ý nghĩa, bởi không chỉ được ở người ta chia sẻ mà còn ở chính ta nữa: trái tim ta sẽ giàu luôn nhờ sự cho đi đó. Muốn vậy, phải biết đồng cảm và yêu thương mọi người, không thờ ơ lạnh nhạt trước cuộc sống cộng đồng, đặc biệt đối với những người còn nghèo khổ, những người tàn tật, những nạn nhân chất độc da cam,… Hãy chống bệnh vô cảm và luôn nhớ rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt.” 

    Bình luận

Viết một bình luận