Em hãy cảm nhận 3 khổ thơ đầu của bài thơ ánh trăng (ko chép mạng )(có trước 22h sẽ đc câu trả lời hay nhất

By Vivian

Em hãy cảm nhận 3 khổ thơ đầu của bài thơ ánh trăng (ko chép mạng )(có trước 22h sẽ đc câu trả lời hay nhất

0 bình luận về “Em hãy cảm nhận 3 khổ thơ đầu của bài thơ ánh trăng (ko chép mạng )(có trước 22h sẽ đc câu trả lời hay nhất”

  1. Trăng vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống để giãi bày tâm sự, vẻ đẹp thánh thiện, sự chiêm nghiệm… và trong mỗi thể loại thơ trăng lại mang một nét đẹp riêng, độc đáo: thể thơ năm chữ ngắn gọn, giản dị mà có sức chứa đến lạ kì, Nguyễn Duy đã mở đầu bài thơ bằng một hồi ức xa xăm về trăng:

    Hồi nhỏ sống với đồng
    với sông rồi với bể
    hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng thành tri kỉ

    Chất thơ mộc mạc tự nhiên như lời.kể chuyện tâm tình thủ thỉ điệp từ hồi cứ mồi lần nhắc đến là một kỉ niệm thân thương lại hiện về trong miền kí ức của tác giả. Nguyễn Duy nhớ về tuổi thơ êm đềm hạnh phúc nơi ruộng đồng, nhớ về những năm tháng chiến tranh gian khổ nơi núi rừng – những thăng trầm, vui buồn cua cuộc sống, sự trưởng thành lớn lên của một con người ở mọi nơi, mọi lúc đều có sự chia sẻ của Trăng người bạn tri kỉ.

    Tri kỉ vì trăng hiểu người; trăng đồng cảm với người trong cảnh hàn vi cơ cực, và những tình cảm thủy chung son sắt mà trăng và người đã có trong lúc đắng cay, những khi ngọt bùi; tình cảm ấy thật bền chặt, sâu sắc; không phô trương hoa mĩ mà bình dị, tự nhiên, không chút vụ lợi toan tính:

    Trần trụi với thiên thiên
    hồn nhiên như cây cỏ

    Trăng và người – hai hình tượng thơ cứ sóng đôi nhau trong một tứ thơ nhưng trăng thì hiển hiện cụ thể con người lại bị che khuất, giấu đi. Cứ ngỡ cái hiển hiện phải lên tiếng vậy mà Nguyễn Duy để cho cái bị che khuất, cái ẩn lên tiếng trước. Và tứ thơ không phải là lời kể mà chuyển thành độc thoại từ nội tâm con người, lời hối lỗi muộn màng. Trăng gắn bó với người là thế tri kỉ là thế vậy mà nhà thơ phải thảng thốt lên: ngỡ không sao quên được cái vầng trăng nghĩa tình. Cuộc sống còn có bao điều ta không ngờ đến được, cái hạnh phúc bình dị, giản đơn ta đã có đôi khi lại để tuột khỏi tay, tự mình đánh mất mình, đánh mất cả những gì thiêng liêng quý giá nhất. Con người trước dòng đời đua chen xô đẩy, cái hào nhoáng, hoa mĩ, tráng lệ trước mắt ánh điện cứa gương đã khiến họ quên đi những hạnh phúc bình dị thuở nào; quên đi những ki niệm một thời vất vả khó khăn và cũng vô tình lãng quên đi một người bạn tri kỉ ân tình:

    Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường

    Hình ảnh vầng trăng ở hai khổ thơ trên không được so sánh ví von như một con người mà chỉ để người đọc ngầm hiểu, sang khổ thơ thứ hai này, hình ảnh vầng trăng được nhân cách hóa thành một con người cụ thể. Cứ ngờ vẫn là con người ấy – tri kỉ và nghĩa tình lắm, vậy mà… không! Trăng vẫn tri kỉ, nghĩa tình đấy chứ, chỉ có lòng người không còn tri kỉ với trăng, chỉ coi trăng như một người qua đường, người dưng, nước lã: xa lạ, lạnh nhạt như chưa hề quen biết, chưa hề gặp mặt; một sự thật phũ phàng bởi lòng người thay đổi khôn lường, nào ai đoán trước được.

    Quỹ đạo của cuộc sống và dòng đời trong đục khiến con người cứ tất bật, hối hả, chìm trong nhịp sống gấp gáp làm ăn. Nhưng cuộc đời lại là một chuỗi những quy luật nhân – quả nối tiếp nhau, con người có lúc may, lúc rủi, lúc thành công, khi thất bại, lúc vui buồn và sự đổi ngôi là tất yếu để mỗi người tự hoàn thiện mình hơn: Thình lình đèn điện tắt/ Phòng buyn đinh tối om. Một sự kiện bình thường, ngẫu nhiên trong cuộc sống hiện đại được Nguyễn Duy đưa vào trong thơ và sử dụng tài tình thành điểm thắt nút, đẩy bài thơ lên đến cao trào: bởi nếu như không có cảnh hôm ấy chắc mấy ai đã nhìn lại mình mà suy xét bản thân để nhận ra sự thay đổi vô tình của mình.

    Thình lình đèn điện tắt
    phòng buyn đinh tối om
    vội bật tung cửa sổ
    đột ngột vầng trăng tròn

    Cả khổ thơ là một chuỗi những hành động liên tục, kế tiếp nhau, nhanh, dồn dập gấp gáp để rồi ngỡ ngàng, ngạc nhiên không nói thành lời: Đột ngột vầng trăng tròn.

    Ta bỗng dưng tự hỏi tại sao lại là trăng tròn mà không là trăng khuyết? Một câu hỏi thật khó trả lời bởi tròn khuyết vốn là quy luật của tự nhiên. Còn trăng ở đây đã được nhân cách hóa với những suy nghĩ, tâm tư rất con người, rất đời thường vậy mà: Trăng vẫn tròn vành vạnh / Kể chi người vô tình. Cái khuyết trong tâm hồn con người bỗng trở nên ngại ngùng xấu hổ trước trăng, trước sự vẹn tròn; chung thủy trước sau như một của trăng. Phải chi trăng cứ khuyết đi cho lòng người đã ân hận, đỡ hổ thẹn với trăng:

    Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rưng rưng
    như là đồng là bể
    như là sông là rừng

    Một khoảng khắc im lặng trong hiện thực nhưng trong nội tâm con người nỗi xúc động trào dâng đến đỉnh điểm. Mọi ký ức của một thời xa xăm, một thời gian khó, gắn bó thuở nào bỗng dội về trước mặt:

    Trăng! Đó là những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm hạnh phúc.
    Trăng! Đó là đồng là bể, là quê hương làng xóm và những người thân yêu ruột thịt.
    Trăng! Đó còn là sông là rừng, là những người đồng chí anh em.
    Trăng! Đó là những vui buồn – hạnh phúc, những đắng cay ngọt bùi một thuở. Thế mà lòng người đã sớm quên mau để bây giờ chợt giật mình, chợt sực tỉnh, xót xa ân hận, để phải rưng rưng không nói thành lời.

    Lại một lần nữa hình ảnh trăng được nhân hóa. Đó không phái là mặt trăng bình thường nữa. Đó là khuôn mặt của một người bạn đã từng tri kỷ với những người đang sống, đang hiển hiện trước trăng. Qua bao nhiêu biến động thăng trầm, người bạn ấy vẫn thủy chung son sất, bao dung độ lượng, nhân ái như thuở nào.

    Nhà thơ Nguyễn Duy đã tìm được một điểm nhìn vừa thông minh vừa sắc sảo; tinh tế mà cụ thể, chi tiết. Tại sao không phải là trăng chênh chếch; trăng xa xa hay trăng lấp ló mà lại là trăng trên đỉnh đầu để phải ngửa mặt lên nhìn mặt?

    Phải chăng đó cũng là dụng ý của tác giả? Bởi trăng bao dung, độ lượng là thế. Từ điểm nhìn của nhà thơ, ánh trăng cứ lan tỏa ra mênh mông; soi rọi chiếu sáng. Một không gian mênh mông rộng lớn phủ đầy ánh trăng, ngập chìm trong ánh trăng – thứ ánh sáng ngọc ngà tinh khiết. Thời gian và không gian (trăng rọi đỉnh đầu) trong khổ thơ đã khiến ta nhận thấy nó không phải là sớm nhưng cũng chưa đến nỗi muộn để không nhận ra mọi thứ. Phải chăng nhà thơ đã đồng nhất thời gian trong hiện thực và thời gian trong tâm tưởng con người? Hình ảnh trăng ở đây đã lên đến đỉnh điểm thành công của tác giả. Nó chứa đựng một ý nghĩa thật lớn lao sâu sắc, một giá trị nhân văn to lớn. Trăng không còn là trăng của thiên nhiên; không phải là trăng ví như một con người mà nó mang ý nghĩa tượng trưng cho cả một lớp người, một thế hệ. Một thế hệ với bao cống hiến hi sinh trong những thời khắc gian khó, ác liệt; những năm tháng cam go thử thách khi đất nước lâm nguy để đến khi trở về cuộc sống đời thường – đất nước thanh bình, họ lại bình dị đến đạm bạc, không chút đòi hỏi, bon chen danh vọng. Trong số họ có những người không may mắn được trở về; có những người còn gửi lại nơi chiến trường một phần cơ thể và những di chứng chiến tranh cho thế hệ con cái; có những người được Tổ quốc quê hương biết đến song vẫn còn có những người tài sản chỉ là chiếc ba lô sờn vai vì trận mạc và cuộc sống của họ chỉ diễn ra âm thầm lặng lẽ bình dị như bao người bình thường khác nhưng họ vẫn sống và giữ trọn nghĩa tình với quê hương, đất nước, với những người đồng chí đồng đội của mình. Một tấm lòng cao cả, bao dung, độ lượng, một niềm lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Tình cảm của họ vẫn tròn vành vạnh, trước sau như một đâu kể cho những người vô tình, những người lãng quên.

    Trăng lại trở về với chính nó; giản dị tự nhiên, mộc mạc:

    Trăng cứ tròn vành vạnh
    kể chi người vô tình
    ánh trăng im phăng phắc
    đủ cho ta giật mình.

    Nghệ thuật láy khiến hình ảnh thơ được khắc sâu, in đậm trong tâm tưởng con người, khiến con người phải tự vấn lại lương tâm, tự suy xét lại bản thân. Hai câu cuối bài là lời kết nhẹ nhàng nhưng khá sâu sắc, tạo nên sức lắng cho bài thơ. Cái giật mình của tác giá hay cũng chính là điều Nguyễn Duy muốn gửi gắm, nhắn nhủ mỗi chúng ta: cuộc sống hôm nay dẫu ồn ào náo nhiệt; dẫu cho mỗi con người chi có một chút khoảnh khắc để giật mình sực tỉnh nhìn lại chính mình nhưng điều đó sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa và giá trị biết bao.

    Lời thơ không triết lý, chau chuốt nhưng đã để lại trong lòng người đọc dòng suy nghĩ về nhân tình thế thái; quá khứ và hiện tại luôn song hành nhắc nhở hoàn thiện mỗi con người; chính nghệ thuật dùng sự hồi tưởng, tự đấu tranh, suy nghĩ trong nội tâm con người đã làm nên thành công, khiến bài thơ còn mãi với thời gian.

    Trả lời
  2. Nguyễn Duy thuộc thể hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ Ảnh trăng được sáng tác năm 1978, như một lời tâm sự chân thành, sâu lắng, như một lời nhắn nhủ thấm thìa mà trước hết là tự nhắc nhở mình.

    Bài thơ là một câu chuyện nhỏ được kể theo trinh tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Trong dòng tự sự ấy, nhà thơ kể về mối quan hệ giữa mình và vầng trăng. Đó là những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ. Khi thay đổi môi trường sống, con người đã lãng quên vầng trăng. Điều đó được thể hiện qua ba khổ thơ đầu của bài thơ .

    Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự tự vấn lương tâm cùa riêng Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà suy ngẫm về thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông cất lên như một lời nhắc nhở. vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ. Khổ thơ đầu gợi nhắc về những kỉ niệm trong quá khứ:

    Hồi nhỏ sống với đồng
    với sông rồi với bể
    hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng thành tri kỉ

    Vầng trăng tuổi thơ của tác giả được trải rộng trên một không gian bao la, rộng lớn: cánh đồng, dòng sông, biển cả. Hai câu thơ mười tiếng gieo vần lưng đồng, sông. Từ với được lặp đi lặp lại ba lần để nói lên tuổi thơ được đi nhiều, được cảm nhận những vẻ đẹp của thiên nhiên thoáng đãng. Thật sung sướng khi được thả hồn trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông, trải trên bể. Thiên nhiên bình dị, hiền hòa và đáng yêu.vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ lúc nhỏ. Tuổi thơ của chúng ta có mấy ai được cái may mắn ấy. Đến khi lớn lên phải sống trong chiến tranh, ỏ’ trong rừng, ánh trăng đã trở thành tri kỉ:

    hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng thành tri ki

    Từ tri kỉ có nghĩa là biết người như biết mình. Bạn tri kỉ như người bạn rất thân, hiếu biết mình. Từ hồi nhò đến lúc chiến tranh là một thời gian dài để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ gì mà người ta coi nhau như tri ki. Trăng với người bạn trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở nên đôi bạn không thể rời xa.

    Đất nước đã trải qua những năm dài máu lửa. Trăng với anh bộ đội đã vượt mọi sự tàn phá hủy diệt bon đạn cùa quân thù. Các tao nhân ngày xưa cũng thường lên lầu vọng nguyệt, còn các anh bộ đội cũng một thời xông pha mặt trận, cũng có những lúc đứng trên đồi cao hay đi hành quân vượt núi cũng say sưa ngắm trăng. Thời gian thậtv dài mà tác giả chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ thật ngắn gọn.Ta cảm nhận như đang có một nỗi lòng rưng rưng xúc động ẩn hiện trong mỗi dòng thơ, chỉ chờ dâng trào lên. Và nét độc đáo ở từng chữ mỗi đầu dòng thơ không viết hoa, phải chăng Nguyễn Duy muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, của kỉ niệm?. Tác giả cũng nhắc cả những suy nghĩ của mình về vầng trăng và con người đối với sự việc trong quá khứ:

    trần trụi với thiên nhiên
    hồn nhiên như cây cỏ
    ngỡ không bao giờ quên
    cái vầng trăng tình nghĩa.

    Lại một vần lưng nữa xuất hiện, âm điệu thơ đi liền mạch trần trụi – thiên nhiên – hồn nhiên. Hình ảnh ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi, chất hồn nhiên cùa người lính suốt những năm tháng ở núi rừng. Đó còn là cốt cách của người lính:

    trần trụi với thiên nhiên
    hồn nhiên như cây cỏ.

    Con người đã sống hết lòng với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn hồn nhiên không thể tách rời. vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy, đã trở thành vầng trăng tri kì, vầng trăng tình nghĩa ngỡ như không bao giờ quên. Một ý thơ làm lay động đến tâm hồn như một sự thức tĩnh lương tâm đối với những kẻ vô tình ngỡ không bao giờ quên. Cái vầng trăng tình nghĩa. Từ ngỡ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ
    về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý tho’ theo hướng khác: đó là giá trị của ngôn từ, là nhãn tự trong bài, là tài năng thể hiện của nhà thơ mà ta không dễ gì nhận ra được.

    Chiến tranh đã đi qua, hòa bỉnh lập lại, cũng như bao người lính khác, tác giả trở về cuộc sống bình thường. Nhưng nhà thơ không phải trở về với sông, với biển mà trở về với thành phố tấp nập đông vui:

    Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện cứa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường.

    Từ cuộc sống ở núi rừng, trở về cuộc sống nơi thị thành, sống bình yên và đầy đủ với ánh điện, cửa gương và không biết tự bao giờ vầng trăng đã trờ thành người dưng, vầng trăng tri kỉ, vầng trăng nghĩa tình đã bị lãng quên, hờ hững. Cách so sánh thật thấm thìa. Ánh trăng đã bị lu mờ trước ánh đèn chiếu rọi. Mới ngày nào vầng trăng ấy gắn bó tuổi thơ rồi vẫn đồng hành cùng ta trên bước đường hành quân. Vậy mà giờ đây ta lại vô tình dửng dưng. Lẽ nào ta lại vô tình lãng quên quá khứ. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh vô cùng mạnh mẽ. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng như người dung qua đường trong hiện tại để diễn tả những thay đổi trong tình cảm con người. Hôm nay con người sống trong sự sung túc, bỏ lại sau lưng quá khứ, gắn bó ân tình giữa thiên nhiên bình dị và con người. Tưởng như con người ở đây tự đánh mất chính mình, đánh mất miền kí ức thăm thẳm có đau thương mất mát nhưng vô cùng gắn bó.

    Giữa con người với thiên nhiên, với vầng trăng là quan hệ chung sống, quan hệ thân tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh cùa quá khứ, là hiện thân của kí ức chan chứa nghĩa tình. Thế mà khi hòa bình lập lại, con người về chốn đô thành đã vội bội bạc với vầng trăng. Trăng vẫn thủy chung khiến lương tri con người thức tĩnh.

    Dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam luôn có truyền thống chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính cha là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầv cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Vì thế, lối sống ân nghĩa thủy chung là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta.

    Đoạn thơ tái hiện thời quá khứ êm đềm cùa tác giả gắn liền với những không gian quen thuộc, đó là cánh đồng, dòng sông, biển cả. Lúc nhà thơ đi chiến đấu, trăng tiếp tục là người bạn tri kỉ. Khi đất nước thanh bình, nhà thơ chuyển không gian sinh sống đến chốn thành phố phồn hoa và vầng trăng đã bị mất dần theo kí ức.

    Ba khổ thơ đâu là cái cớ khơi gợi cảm xúc, có ý nghĩa rât khái quát, sâu săc bởi lời nhan nhủ chân thành, là niềm tin về tình bạn, tình người bất diệt. Ánh trăng cũng chính là biểu tượng cho tình người để chúng ta điều chỉnh hành vi của mình, để sống tốt đẹp hơn.

    xin ctlhn

    Trả lời

Viết một bình luận