Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc

By Athena

Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong ngày được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
( Mẹ và Quả – Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 1 (0.5 điểm) : Bài thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0.5 điểm) : Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 3 (1.0 điểm) : Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống ”
Câu 4 (1.0 điểm): Viết khoảng 5 đến 7 dòng bộc lộ cảm xúc của em khi đọc hai câu thơ cuối bài?

0 bình luận về “Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc”

  1. – Các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ là:

    + Hoán dụ “bàn tay mẹ mỏi”, lấy bộ phận chỉ toàn thể, nói bàn tay mỏi để nói đến sự già yếu của mẹ.

    + Ẩn dụ so sánh “một thứ quả non xanh” – chỉ người con, ý nói vẫn chưa trưởng thành.

    – Tác dụng:

    + Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ

    + Bộc lộ tâm tư sâu kín: Tác giả tự kiểm điểm chính mình chậm trưởng thành mà lo sợ ngày mẹ mẹ già yếu đi vẫn chưa thể nở một nụ cười mãn nguyện với “vườn người” mẹ đã vun trông suốt cả cuộc đời, lòng mẹ sẽ buồn đau. Tác giả sợ mình chưa thể báo đáp công ơn to lớn của mẹ cho trọn đạo hiếu. Qua đó, ta thấy ở nhà thơ tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành và vô cùng sâu sắc. Hai câu thơ cũng là nỗi lòng của biết bao kẻ làm con nên giàu sức ám ảnh, khiến người đọc không khỏi trăn trở, tự nhìn lại chính mình! 

    c/ 1,0 điểm

    – Khổ thơ thứ hai, với các hình ảnh “giọt mồ hôi mặn” “lòng thầm lặng mẹ tôi”, tác giả đã khắc họa hình ảnh một người mẹ tảo tần, lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu đức hi sinh. Mẹ vẫn âm thầm chăm sóc, vun trồng cho những bầu, những bí như chăm sóc chính những đứa con của mẹ, dẫu gian truân không một chút phàn nàn. Nhà thơ đã có một hình ảnh so sánh độc đáo – dáng hình của bầu bí như dáng giọt mồ hôi, hay giọt mồ hôi mẹ cứ dài theo năm tháng, như những bí những bầu. Qua đó, hình ảnh mẹ hiện lên bình dị mà đẹp đẽ biết bao!

    – Nhà thơ đã thấu hiểu những vất vả, sự hi sinh thầm lặng của mẹ đều vì con. Câu thơ “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên” giọng ngậm ngùi chất chứa biết bao thương cảm, thành kính, biết ơn. 

    Trả lời
  2. @Meoss_

    * Câu 1:

    – PTBĐ chủ yếu là: biểu cảm

    * Câu 2:

    – Nội dung chính của bài thơ: Nói về một cuộc đời của đứa con được bàn tay mẹ nuôi dưỡng thành người giống như những trái bầu bí được chủ săn sóc để tùe mâm mà lớn thành trái.

    * Câu 3:

    _ BPTT là: ẩn dụ, phép đối và nhân hóa

    -> Tác dụng:

    – Giúp việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với mẹ thêm sâu sắc hơn;

    – Dùng sự ví von để đề cao công lao mà mẹ dành cho ta;

    – Làm cho câu thơ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

    * Câu 4:

       Trong cuộc sống này, không ai quý giá hơn mẹ và cũng không có thứ tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Chắc chắn là vậy. Hai câu thơ cuối bài đã làm cho người đọc nhìn nhận mọi thứ theo hai mặt của nó và giúp cho chúng ta biết trân trọng hơn những phút giây còn được ở bên cạnh mẹ của mình. Đó là khoảng thời gian mà con người ta cảm nhận được sự bình yên, hạnh phúc và an toàn nhất. Chao ôi! Sẽ ra sao nếu đến ngày bàn tay mẹ mỏi, bản thân mẹ phải gục ngã thì những đứa con sẽ nhue thế nào?

    Trả lời

Viết một bình luận