Em hãy giải thích câu ca dao sau:
“Sông thương nước chảy đôi dòng
Bên trong, bên đục đau lòng hay chưa”
Làm nhanh giúp mk nha!
Hứa sẽ vote 5 sao và ctlhn cho bạn nhanh nhất!
Em hãy giải thích câu ca dao sau:
“Sông thương nước chảy đôi dòng
Bên trong, bên đục đau lòng hay chưa”
Làm nhanh giúp mk nha!
Hứa sẽ vote 5 sao và ctlhn cho bạn nhanh nhất!
“Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong, bên đục người thương bên nào?”
(Quán dốc chợ Cầu)
Sông Thương- thế kỷ 11, các nhà chiêm tinh học đặt tên chữ là sông Nhật Đức, theo tên một vì tinh tú trên trời. Sông chảy đến địa phận phủ Lạng Thương (thành phố Bắc Giang ngày nay) thì có nước ở ngòi Đa Mai chảy vào.
Ngòi Đa Mai khởi nguồn từ vùng đồi núi Việt Yên (Bắc Giang) chảy qua địa phận xã Đa Mai, rồi đổ vào sông Thương (bên hữu ngạn phía nam sông Thương). Do nước từ vùng đồi núi chảy qua các cánh đồng nên ngòi Đa Mai nước rất đục. Khi hợp lưu với sông Thương tạo thành hai dòng: dòng trong (bên tả ngạn) và dòng đục (bên hữu ngạn). Ca dao cổ vùng này có câu:
“Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong, bên đục đau lòng hay chưa?”
Hoặc:
“Sông Thương nước chảy đôi dòng
Trai chưa vợ, gái chưa chồng lên đây”
Cũng là do bên trong, bên đục nên từ đoạn xuống hạ lưu sông Thương, cát đôi bên bờ đương nhiên cũng có màu khác nhau. Cát bên hữu ngạn có nhiều bùn đất hơn, bởi vậy trong lời ca của hát trống quân mới có câu:
“Sông Thương thì cát đôi nơi
Sông Cầu cát lại là nhời nhất quy”
(Trống quân- Ngồi rồi họa cát ra chơi)
Thời phong kiến, khi quan quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này. Người đi xa, kẻ ở lại, cảnh chia tay nhau lưu luyến ở đây thật là thương cảm nên từ đó con sông này được gọi là sông Thương.
Sông Thương không chỉ đi vào câu hát dân ca Quan họ mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thi ca, nhạc họa.
“Đi suốt cả chiều thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng câu Quan họ
Nở tím bờ sông Thương…”
(Chiều sông Thương- thơ Hữu Thỉnh, nhạc: An Thuyên )
Trong “Trường ca con đường cái quan”, nhạc sĩ Phạm Duy cũng từng mang tâm trạng xúc động bồi hồi khi về với thủ đô hoa lệ mà lòng còn lưu luyến tình người nơi sông Thương:
“Sông Thương ơi, nước chảy đôi ba dòng
Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em
Sông Thương ơi, nước đục người đen
Anh về thành phố không quên cô mình… “
Cùng với câu hát:
“Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi?”
“Sông Cầu lơ thơ” và “sông Thương đôi dòng” đã trở thành hình ảnh bình dị, thân thương trong tiềm thức của mỗi người con sinh ra, lớn lên ở vùng Kinh Bắc và cũng là nỗi khắc khoải nhớ nhung của những ai đã từng một lần ghé thăm miền Quan họ hiếu khách này.
Vậy là, sông Thương là con sông của thương, của nhớ… Tuy cách biệt bởi bên trong, bên đục mà thực ra vẫn là một dòng chảy vậy thôi. Dòng chảy ấy đã và đang thấm nhuần trong tâm khảm của mỗi người con quê hương Kinh Bắc. Để rồi:
“Qua nửa đời phiêu dạt
Con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ
Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn
Từng hạt phù sa tháng Ba, tháng Bảy
Từng vị heo may trên má em hồng…”
(Khúc hát sông quê- thơ: Lê Huy Mậu, nhạc: Nguyễn Trọng Tạo)
Dòng chảy ấy mang theo câu dân ca quê mẹ từ thuở nằm nôi, làm ấm lòng những người con mưu sinh xa xứ. Đôi khi, trong những phút thăng trầm, biến cố của cuộc đời, dòng chảy ấy cùng với một cây đa, một bến nước, một sân đình… lại trở thành điểm tựa tâm linh, trở thành cứu cánh tâm lý cho lòng người bớt chông chênh khi hoài niệm về một trời “Vời vợi tuổi thơ”… nơi quán dốc chợ Cầu.
“Có ai lên quán dốc chợ Cầu
Để thương để nhớ, để sầu cho ai?
…
Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong, bên đục người thương bên nào?”
Dòng chảy ấy sẽ mãi trường tồn cùng thời gian… như câu dân ca Quan họ Kinh Bắc đã và đang phát triển ngày một sâu rộng, lớn mạnh… Để những người mang tâm huyết gìn giữ cho muôn đời sau câu hát đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, sẽ không ngừng nỗ lực quảng bá dân ca Quan họ lan tỏa tới khắp các vùng miền trên quê hương Việt Nam, cũng như các quốc gia trên thế giới…
CHO EM XIM 5 SAO NHÉ