0 bình luận về “em hãy hóa thân thành cám kể lại câu chuyện .truyện cổ tích tấm cám.”
Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng không may cha tôi đã qua đời từ sớm. Tôi sống cùng mẹ và một chị gái cùng cha khác mẹ tên là Tấm. Là con ruột của mẹ, từ bé tôi đã sống sung sướng, quen được mẹ nuông chiều nên tôi chẳng phải làm việc gì nhiều, tôi chỉ ăn chơi chẳng bù với chị Tấm, phải làm việc suốt cả ngày. Chính vì thế mà hình thành nên tính cách kêng kiệu, đỏng đảnh, đanh đá của tôi. Tôi và mẹ thay nhau mắng mỏ, ức hiếp Tấm. Chỉ cần nhìn thấy con Tấm vất vả chật vật là tôi cảm thấy hả hê sung sướng lạ kì.
Rồi bỗng nhiên, có một hôm mẹ gọi chúng tôi lại và bảo: “Này hai con, hai con hãy đi bắt cua đứa nào bắt được nhiều thì ta cho chiếc yếm đỏ, còn không bắt được cua thì nhớ trận đòn roi đang chờ sẵn”. Nghe vậy, tôi vội kéo tay áo mẹ nói thầm:
Mẹ làm như thế chẳng khác nào cho nó cái yếm đỏ, mẹ biết con không biết bắt cua mà. Với lại xuống mò cua sẽ bẩn hết bộ áo mới của con mất. Con không biết đâu, mẹ tính thế nào thì tính.
Nói đoạn mẹ tôi cười nói khẽ vào tay tôi. Hai mẹ con tôi vừa thủ thỉ vừa cười trong bụng. Hóa ra mẹ tôi đã tính hết cả rồi. Tôi cũng tấm mỗi người chiếc giỏ, cùng nhau đi ra đồng.
Trong khi tôi mải mê rong chơi bắt bướm mà quên biếng đi nhiệm vụ được giao, thì Tấm chăm chỉ mò cua bắt ốc dưới sông. Tới giờ về, giỏ của Tấm đầy cá cua, còn giỏ tôi thì trống không, lúc đó, tôi nghĩ ra kế. Khi về tới ao đầu làng thì tôi gọi Tấm lại và nói “Chị Tấm ơi! Đầu chị nấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tậm nghe tôi nói vậy liền vội ra chỗ đầu bờ gội đầu. Khi xuống, Tấm để giỏ cua giỏ cá của mình trên bờ. Thấy Tấm mải mê gội, tôi hí hửng trút hết tôm tép từ giỏ qua giỏ mình rồi chạy vội về nhà lấy yếm đỏ từ mẹ. Chị Tấm về nhà với cái giỏ trống không, dĩ nhiên chị bị mẹ cho một trận còn tôi thì hí hửng với yếm mới.
Từ ngày đó, mẹ tôi thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi bèn gọi tôi tới dặn:
– Cám, con theo con Tấm xem, dạo này mẹ thấy nó cứ cấm bát cơm ra thậm thụt, giấu giấu giếm giếm ra sau nhà.
Trưa hôm đó, sau bữa cơm, tôi lén theo sau Tấm. Mẹ cho nó mỗi bữa hai bát là nhiều lắm rồi, ấy vậy mà nó lại dành mang một bát cơm đầy ra sau nhà. Nấp ở bui cây, tôi thấy Tấm ngồi bên thành giếng và nói vọng:
-Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩn cháo hoa nhà người.
Nghe câu gọi của Tấm, từ mặt nước một con cá bống ngoi lên. Hóa ra nó nuôi cá để bầu bạn. Sau khi Tấm rời khỏi, tôi lại chỗ giếng gọi mãi, thậm chí còn rắc cả cơm mà nó cũng không ngoi lên. Tôi chượt nhớ đến câu nói của Tấm trước khi cho Bống ăn. Hóa ra là phải gọi thế nó mới ngoi lên. Tôi vội trở về để mách với mẹ sự việc kì lạ ngày hôm nay. Biết được sự thật, hôm sau mẹ tôi bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con tôi làm y như những gì tôi đã thấy Tấm làm trước đó. Qủa đúng như thế, khi tôi vừa đọc: “ Bống bống bang bang…” xong, một chú cá bống be bé, xinh xinh quẫy đuôi ngoi lên khỏi mặt nước. Tôi và mẹ liền nhanh tay, bắt cá bống của Tấm đem về ăn. Về nhà thấy không còn cá bống, chị Tấm lại khóc . Ôi, chị gì mà yếu đuối, tối ngày chỉ biết khóc thôi. Cứ nhìn thấy Tấm chật vật đau khổ tôi lại cảm thấy rất hả hê.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con tôi cũng đi dự.” Quần áo thì không có, mang cái vẻ rách rưới ấy đi dự hội thì chẳng khác gì bôi tro tát trấu vào mặt mẹ con tôi cả”- Tôi thầm nghĩ. Vậy là hai mẹ con tôi bàn ra một kế hay. Mẹ tôi gọi Tấm lên nhà. Mẹ đúng là mẹ của tôi, nghĩ ra cách hiểm trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt Tấm ở nhà nhặt cho xong. Mặc kệ chị ta khóc lóc, mẹ con tôi vẫn hí hửng đi. Tôi gặp lạiTấm ở dạ hội, chị xinh đẹp đến nỗi tôi và mẹ nhìn không ra. Quần áo, váy vóc lụa là đẹp lung linh như nàng công chúa. Làm sao mà nó có quần áo đẹp như thế để đi được? Loại khố rác áo ôm ấy không thể xinh đẹp hơn mình được. Lòng tôi dấy lên nỗi ghen tức, về nhà tôi cùng mẹ phải phạt chị ta cho bõ ghét.
Bỗng nhiên từ xa tiếng loa của những người lính cất lên thông báo với mọi người: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau tới ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con tôi cũng vậy. Tạm tha cho con Tấm, tôi phải nhanh chân mới được, biết đâu tôi lại xỏ vừa chiếc hài đó, được làm hoàng hậu, mẹ con tôi sẽ có cuộc sống sung túc, phú quý giàu sang. Thế nhưng hết người này đến người khác, chiếc hài không một ai xỏ vừa. Thấy tôi không vừa, mẹ tôi cũng ướm thử xem biết đâu có cơ may, nhưng cũng không vừa được.Lát sau tôi thấy con Tấm cũng đến thử. Tôi bèn bĩu môi nói với mẹ:
-Người như nó cũng đòi trèo cao tới thử giày. Chiếc hài đó nó đến con còn không vừa sao nó vừa được
Nhưng trái ngược với dự tính của mẹ con tôi, Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con tôi. Những ngày sau đó mẹ con tôi vô cùng ganh ghét với nó.
Ngày giỗ cha, chị Tấm về ăn giỗ. Mẹ tôi bảo chị trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới mẹ tôi lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Tôi sợ hãy chạy đến bên mẹ. Mẹ tôi giết Tấm rồi, mẹ giết Tấm thật rồi. Tôi vô cùng sợ hãy vì không nghĩ mẹ có thể làm thế. Mặc dù tôi ghét Tấm nhưng cũng không muốn làm Tấm chết. Mẹ tôi lấy quần áo Tấm đưa cho tôi và nói:
Con Tấm không thể sống được. Nó cướp hết mọi thứ từ con. Đáng lẽ ra ngôi vị hoàng hậu cao cao tại thượng đó phải là của con mới đúng. Con làm được mà, không việc gì phải sợ cả, mặc quần áo Tấm tiến cung cùng mẹ, thay nó ngồi ở ngôi vị hoàng hậu. Rồi mẹ con ta sẽ có cuộc sống sung sướng.
Nghe vậy, tôi không còn sợ hãy nữa. Chỉ cần nghe theo sự sắp xếp của mẹ thôi là tôi có thể lấy được vua rồi. Còn gì phải lo lắng nữa. Vậy là tôi lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay chị. Vua đau buồn khi thấy Tấm mất, tôi mặc quần áo Tấm lại thêm vài nét giống nhau vì là chị em, mẹ tôi liền xin cho tôi thay chị vào cung chăm sóc vua.
Từ ngày Tấm mất đi, vua lại suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, không hề ngó ngàng tới tôi. Tức tối quá tôi về mách mẹ. Mẹ tôi bảo bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn, Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát nên rất quý cây. Mẹ tôi xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, tôi nghe con ác trên khung cửi kêu mà sợ hãi: “Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị. Chị khoét mắt ra.” Sợ quá, tghe lời mẹ chỉ, tôi đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua mong sẽ được yên thân.
Cứ ngỡ là không còn gì cảm trỏ nữa thì một thời gian sau, vua đón Tấm trở về cung, tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Không những Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên tôi băn khoăn tự hỏi vì sao cùng với lòng ghen tức. Tấm bày cho tôi tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Tôi hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin tôi chết, mẹ cũng uất lên mà chết theo tôi.
Tôi là cá bống – một nhân vật phụ trong truyện cổ tích Tấm Cám. Nhưng tôi lại đóng có một vai trò khá quan trọng khi theo lời bụt đến giúp đỡ chị Tấm.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Cha mất sớm nên chị Tấm phải sống cùng với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên. Mọi công việc trong nhà, chị Tấm đều phải làm hết, từ chăn trâu, gánh nước đến thái bèo, vớt khoai… Còn Cám là con cưng của dì ghẻ nên chẳng phải động tay đến bất cứ việc gì.
Một hôm nọ, dì ghẻ gọi cả hai đến và đưa cho mỗi đứa một cái giỏ và bảo ra đồng bắt tôm tép. Dì ghẻ hứa rằng: “Đứa nào bắt được nhiều tôm tép hơn sẽ được thưởng cho một cái yếm đỏ”.
Ra đồng, chị Tấm mò cua bắt ốc đã quen tay nên chẳng mấy chốc đã đầy giỏ. Còn Cám, thì dạo chơi hết ruộng này sang ruộng kia. Đến cuối buổi, Cám mới bảo chị Tấm: Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Không ngờ, chị liền tin ngay. Chị lội ra chỗ ao sâu mà tắm rửa. Nhân cơ hội đó, Cám liền trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi chạy về nhà. Chị Tấm không biết làm gì bèn ngồi khóc. Bụt liền hiện lên và bảo chị nhìn vào trong giỏ xem còn gì không. Tấm nhìn vào thì thấy một chú cá bống nhỏ – đó chính là tôi. Bụt bảo chị đem tôi về thả xuống giếng, hàng ngày cho ăn. Mỗi lần chị cho tôi ăn lại gọi tôi:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Nghe thấy vậy, tôi liền ngoi lên ăn. Nhờ có tôi bầu bạn mà chị Tấm cũng đỡ cảm thấy tủi thân hơn.
Chẳng bao lâu, Cám phát hiện ra tôi. Mẹ con Cám liền bày mưu lừa chị Tấm đi chăn trâu ngoài đồng xa. Khi chị vừa đi khỏi, cả hai đã chạy ra giếng lừa bắt tôi giết thịt. Sau khi về nhà, chị Tấm lại đem cơm ra giếng gọi mãi không thấy tôi, chị ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo chị Tấm hãy đi tìm xương của tôi cho vào bốn chiếc lọ rồi đem chôn ở bốn chân giường. Tìm được xương, chị Tấm làm theo lời bụt dặn.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội cho người dân khắp nước đến xem. Ai nấy đều háo hức sắm sửa quần áo mới để chờ ngày dự hội. Chị Tấm cũng xin dì ghẻ cho đi dự hội. Mụ dì ghẻ liền lấy một một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, rồi bảo chị Tấm:
– Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.
Nói xong, hai mẹ con xúng xính trong quần áo đẹp lên đường đến kinh đô. Chị Tấm tủi thần ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai đàn chim sẻ đến giúp. Sau đó, bụt còn bảo chị đào bốn lọ xương của tôi lên sẽ có điều kỳ lạ. Khi chị Tấm đào lên bốn cái lọ biến ra một bộ quần áo đẹp, một đôi hài đẹp và một con ngựa để chị đi dự hội. Ít lâu sau, nghe đồn rằng nhà vua đi qua con sông thấy ngựa không chịu đi liền sai người xuống sông xem có điều gì lạ thì vớt được một chiếc hài. Vua nhìn thấy liền đem lòng yêu mến người đi hài, ra lệnh ai mang vừa sẽ được làm vợ vua. Mẹ con Cám cũng kéo nhau đến thử nhưng chẳng đi vừa. Chỉ có chị Tấm là đi vừa. Chị Tấm được vua đón vào cung làm hoàng hậu. Cám thấy vậy tức lắm, liền bảo mẹ nghĩ kế để vào cung thay chị Tấm.
Đúng dịp đến ngày giỗ cha, chị Tấm xin nhà vua về làm giỗ. Dì ghẻ liền sai chị Tấm trèo lên cây cau hái một chùm cau đẹp nhất xuống để cúng cha. Chị Tấm không nghi ngờ gì liền làm theo. Mẹ con Cám ở dưới tìm cách chặt đổ cây cau. Chị Tấm ở trên cây thấy động liền hỏi. Dì ghẻ trả lời:
– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.
Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng không may cha tôi đã qua đời từ sớm. Tôi sống cùng mẹ và một chị gái cùng cha khác mẹ tên là Tấm. Là con ruột của mẹ, từ bé tôi đã sống sung sướng, quen được mẹ nuông chiều nên tôi chẳng phải làm việc gì nhiều, tôi chỉ ăn chơi chẳng bù với chị Tấm, phải làm việc suốt cả ngày. Chính vì thế mà hình thành nên tính cách kêng kiệu, đỏng đảnh, đanh đá của tôi. Tôi và mẹ thay nhau mắng mỏ, ức hiếp Tấm. Chỉ cần nhìn thấy con Tấm vất vả chật vật là tôi cảm thấy hả hê sung sướng lạ kì.
Rồi bỗng nhiên, có một hôm mẹ gọi chúng tôi lại và bảo: “Này hai con, hai con hãy đi bắt cua đứa nào bắt được nhiều thì ta cho chiếc yếm đỏ, còn không bắt được cua thì nhớ trận đòn roi đang chờ sẵn”. Nghe vậy, tôi vội kéo tay áo mẹ nói thầm:
Mẹ làm như thế chẳng khác nào cho nó cái yếm đỏ, mẹ biết con không biết bắt cua mà. Với lại xuống mò cua sẽ bẩn hết bộ áo mới của con mất. Con không biết đâu, mẹ tính thế nào thì tính.
Nói đoạn mẹ tôi cười nói khẽ vào tay tôi. Hai mẹ con tôi vừa thủ thỉ vừa cười trong bụng. Hóa ra mẹ tôi đã tính hết cả rồi. Tôi cũng tấm mỗi người chiếc giỏ, cùng nhau đi ra đồng.
Trong khi tôi mải mê rong chơi bắt bướm mà quên biếng đi nhiệm vụ được giao, thì Tấm chăm chỉ mò cua bắt ốc dưới sông. Tới giờ về, giỏ của Tấm đầy cá cua, còn giỏ tôi thì trống không, lúc đó, tôi nghĩ ra kế. Khi về tới ao đầu làng thì tôi gọi Tấm lại và nói “Chị Tấm ơi! Đầu chị nấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tậm nghe tôi nói vậy liền vội ra chỗ đầu bờ gội đầu. Khi xuống, Tấm để giỏ cua giỏ cá của mình trên bờ. Thấy Tấm mải mê gội, tôi hí hửng trút hết tôm tép từ giỏ qua giỏ mình rồi chạy vội về nhà lấy yếm đỏ từ mẹ. Chị Tấm về nhà với cái giỏ trống không, dĩ nhiên chị bị mẹ cho một trận còn tôi thì hí hửng với yếm mới.
Từ ngày đó, mẹ tôi thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi bèn gọi tôi tới dặn:
– Cám, con theo con Tấm xem, dạo này mẹ thấy nó cứ cấm bát cơm ra thậm thụt, giấu giấu giếm giếm ra sau nhà.
Trưa hôm đó, sau bữa cơm, tôi lén theo sau Tấm. Mẹ cho nó mỗi bữa hai bát là nhiều lắm rồi, ấy vậy mà nó lại dành mang một bát cơm đầy ra sau nhà. Nấp ở bui cây, tôi thấy Tấm ngồi bên thành giếng và nói vọng:
-Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩn cháo hoa nhà người.
Nghe câu gọi của Tấm, từ mặt nước một con cá bống ngoi lên. Hóa ra nó nuôi cá để bầu bạn. Sau khi Tấm rời khỏi, tôi lại chỗ giếng gọi mãi, thậm chí còn rắc cả cơm mà nó cũng không ngoi lên. Tôi chượt nhớ đến câu nói của Tấm trước khi cho Bống ăn. Hóa ra là phải gọi thế nó mới ngoi lên. Tôi vội trở về để mách với mẹ sự việc kì lạ ngày hôm nay. Biết được sự thật, hôm sau mẹ tôi bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con tôi làm y như những gì tôi đã thấy Tấm làm trước đó. Qủa đúng như thế, khi tôi vừa đọc: “ Bống bống bang bang…” xong, một chú cá bống be bé, xinh xinh quẫy đuôi ngoi lên khỏi mặt nước. Tôi và mẹ liền nhanh tay, bắt cá bống của Tấm đem về ăn. Về nhà thấy không còn cá bống, chị Tấm lại khóc . Ôi, chị gì mà yếu đuối, tối ngày chỉ biết khóc thôi. Cứ nhìn thấy Tấm chật vật đau khổ tôi lại cảm thấy rất hả hê.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con tôi cũng đi dự.” Quần áo thì không có, mang cái vẻ rách rưới ấy đi dự hội thì chẳng khác gì bôi tro tát trấu vào mặt mẹ con tôi cả”- Tôi thầm nghĩ. Vậy là hai mẹ con tôi bàn ra một kế hay. Mẹ tôi gọi Tấm lên nhà. Mẹ đúng là mẹ của tôi, nghĩ ra cách hiểm trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt Tấm ở nhà nhặt cho xong. Mặc kệ chị ta khóc lóc, mẹ con tôi vẫn hí hửng đi. Tôi gặp lạiTấm ở dạ hội, chị xinh đẹp đến nỗi tôi và mẹ nhìn không ra. Quần áo, váy vóc lụa là đẹp lung linh như nàng công chúa. Làm sao mà nó có quần áo đẹp như thế để đi được? Loại khố rác áo ôm ấy không thể xinh đẹp hơn mình được. Lòng tôi dấy lên nỗi ghen tức, về nhà tôi cùng mẹ phải phạt chị ta cho bõ ghét.
Bỗng nhiên từ xa tiếng loa của những người lính cất lên thông báo với mọi người: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ.” Ai cũng tranh nhau tới ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con tôi cũng vậy. Tạm tha cho con Tấm, tôi phải nhanh chân mới được, biết đâu tôi lại xỏ vừa chiếc hài đó, được làm hoàng hậu, mẹ con tôi sẽ có cuộc sống sung túc, phú quý giàu sang. Thế nhưng hết người này đến người khác, chiếc hài không một ai xỏ vừa. Thấy tôi không vừa, mẹ tôi cũng ướm thử xem biết đâu có cơ may, nhưng cũng không vừa được.Lát sau tôi thấy con Tấm cũng đến thử. Tôi bèn bĩu môi nói với mẹ:
-Người như nó cũng đòi trèo cao tới thử giày. Chiếc hài đó nó đến con còn không vừa sao nó vừa được
Nhưng trái ngược với dự tính của mẹ con tôi, Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con tôi. Những ngày sau đó mẹ con tôi vô cùng ganh ghét với nó.
Ngày giỗ cha, chị Tấm về ăn giỗ. Mẹ tôi bảo chị trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới mẹ tôi lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Tôi sợ hãy chạy đến bên mẹ. Mẹ tôi giết Tấm rồi, mẹ giết Tấm thật rồi. Tôi vô cùng sợ hãy vì không nghĩ mẹ có thể làm thế. Mặc dù tôi ghét Tấm nhưng cũng không muốn làm Tấm chết. Mẹ tôi lấy quần áo Tấm đưa cho tôi và nói:
Con Tấm không thể sống được. Nó cướp hết mọi thứ từ con. Đáng lẽ ra ngôi vị hoàng hậu cao cao tại thượng đó phải là của con mới đúng. Con làm được mà, không việc gì phải sợ cả, mặc quần áo Tấm tiến cung cùng mẹ, thay nó ngồi ở ngôi vị hoàng hậu. Rồi mẹ con ta sẽ có cuộc sống sung sướng.
Nghe vậy, tôi không còn sợ hãy nữa. Chỉ cần nghe theo sự sắp xếp của mẹ thôi là tôi có thể lấy được vua rồi. Còn gì phải lo lắng nữa. Vậy là tôi lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay chị. Vua đau buồn khi thấy Tấm mất, tôi mặc quần áo Tấm lại thêm vài nét giống nhau vì là chị em, mẹ tôi liền xin cho tôi thay chị vào cung chăm sóc vua.
Từ ngày Tấm mất đi, vua lại suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, không hề ngó ngàng tới tôi. Tức tối quá tôi về mách mẹ. Mẹ tôi bảo bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn, Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát nên rất quý cây. Mẹ tôi xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, tôi nghe con ác trên khung cửi kêu mà sợ hãi: “Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị. Chị khoét mắt ra.” Sợ quá, tghe lời mẹ chỉ, tôi đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua mong sẽ được yên thân.
Cứ ngỡ là không còn gì cảm trỏ nữa thì một thời gian sau, vua đón Tấm trở về cung, tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Không những Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên tôi băn khoăn tự hỏi vì sao cùng với lòng ghen tức. Tấm bày cho tôi tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Tôi hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin tôi chết, mẹ cũng uất lên mà chết theo tôi.
Tôi là cá bống – một nhân vật phụ trong truyện cổ tích Tấm Cám. Nhưng tôi lại đóng có một vai trò khá quan trọng khi theo lời bụt đến giúp đỡ chị Tấm.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Cha mất sớm nên chị Tấm phải sống cùng với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên. Mọi công việc trong nhà, chị Tấm đều phải làm hết, từ chăn trâu, gánh nước đến thái bèo, vớt khoai… Còn Cám là con cưng của dì ghẻ nên chẳng phải động tay đến bất cứ việc gì.
Một hôm nọ, dì ghẻ gọi cả hai đến và đưa cho mỗi đứa một cái giỏ và bảo ra đồng bắt tôm tép. Dì ghẻ hứa rằng: “Đứa nào bắt được nhiều tôm tép hơn sẽ được thưởng cho một cái yếm đỏ”.
Ra đồng, chị Tấm mò cua bắt ốc đã quen tay nên chẳng mấy chốc đã đầy giỏ. Còn Cám, thì dạo chơi hết ruộng này sang ruộng kia. Đến cuối buổi, Cám mới bảo chị Tấm: Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Không ngờ, chị liền tin ngay. Chị lội ra chỗ ao sâu mà tắm rửa. Nhân cơ hội đó, Cám liền trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi chạy về nhà. Chị Tấm không biết làm gì bèn ngồi khóc. Bụt liền hiện lên và bảo chị nhìn vào trong giỏ xem còn gì không. Tấm nhìn vào thì thấy một chú cá bống nhỏ – đó chính là tôi. Bụt bảo chị đem tôi về thả xuống giếng, hàng ngày cho ăn. Mỗi lần chị cho tôi ăn lại gọi tôi:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Nghe thấy vậy, tôi liền ngoi lên ăn. Nhờ có tôi bầu bạn mà chị Tấm cũng đỡ cảm thấy tủi thân hơn.
Chẳng bao lâu, Cám phát hiện ra tôi. Mẹ con Cám liền bày mưu lừa chị Tấm đi chăn trâu ngoài đồng xa. Khi chị vừa đi khỏi, cả hai đã chạy ra giếng lừa bắt tôi giết thịt. Sau khi về nhà, chị Tấm lại đem cơm ra giếng gọi mãi không thấy tôi, chị ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo chị Tấm hãy đi tìm xương của tôi cho vào bốn chiếc lọ rồi đem chôn ở bốn chân giường. Tìm được xương, chị Tấm làm theo lời bụt dặn.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội cho người dân khắp nước đến xem. Ai nấy đều háo hức sắm sửa quần áo mới để chờ ngày dự hội. Chị Tấm cũng xin dì ghẻ cho đi dự hội. Mụ dì ghẻ liền lấy một một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, rồi bảo chị Tấm:
– Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.
Nói xong, hai mẹ con xúng xính trong quần áo đẹp lên đường đến kinh đô. Chị Tấm tủi thần ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai đàn chim sẻ đến giúp. Sau đó, bụt còn bảo chị đào bốn lọ xương của tôi lên sẽ có điều kỳ lạ. Khi chị Tấm đào lên bốn cái lọ biến ra một bộ quần áo đẹp, một đôi hài đẹp và một con ngựa để chị đi dự hội. Ít lâu sau, nghe đồn rằng nhà vua đi qua con sông thấy ngựa không chịu đi liền sai người xuống sông xem có điều gì lạ thì vớt được một chiếc hài. Vua nhìn thấy liền đem lòng yêu mến người đi hài, ra lệnh ai mang vừa sẽ được làm vợ vua. Mẹ con Cám cũng kéo nhau đến thử nhưng chẳng đi vừa. Chỉ có chị Tấm là đi vừa. Chị Tấm được vua đón vào cung làm hoàng hậu. Cám thấy vậy tức lắm, liền bảo mẹ nghĩ kế để vào cung thay chị Tấm.
Đúng dịp đến ngày giỗ cha, chị Tấm xin nhà vua về làm giỗ. Dì ghẻ liền sai chị Tấm trèo lên cây cau hái một chùm cau đẹp nhất xuống để cúng cha. Chị Tấm không nghi ngờ gì liền làm theo. Mẹ con Cám ở dưới tìm cách chặt đổ cây cau. Chị Tấm ở trên cây thấy động liền hỏi. Dì ghẻ trả lời:
– Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.