em hãy kể lại chuyện “Lặng lẽ Sapa” mà em là bác lái xe

By Rylee

em hãy kể lại chuyện “Lặng lẽ Sapa” mà em là bác lái xe

0 bình luận về “em hãy kể lại chuyện “Lặng lẽ Sapa” mà em là bác lái xe”

  1. Tôi là bác lái xe trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Đã một thời gian dài kể từ lần tôi đưa hai người bạn mới đến gặp gỡ, trò chuyện với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn kia nhưng đến giờ tôi vẫn không quên lần gặp gỡ ấy. Câu chuyện gặp gỡ ấy từ cái nhìn của người ngoài là tôi là bao nuối tiếc khôn nguôi

    Tôi làm nghề lái xe đã lâu. Có lẽ sự gắn bó với mảnh đất, con gười  và cái đẹp nơi Sa Pa làm tôi không bỏ được công việc và nơi đây. Chính trong những chuyến chở khách ấy, tôi quen được một cậu trai rất đáng yêu. Đó là một thanh niên trẻ làm công tác khí tượng trên tít đỉnh Yên Sơn cao hơ hai nghìn mét kia. Nhớ về anh thanh niên tôi nhớ ngay lần đầu gặp gỡ bốn năm trước. Vì thèm người mà anh chắn khúc gỗ ngang đường, không cho đoàn xe tôi đi. Nhớ lại tôi vừa buồn cười vừa thương chàng trai trẻ. Để rồi sau này chàng trai trẻ ấy như trả đũa cho sự trêu ghẹo của tôi, rất lâu không xuống trò chuyện hại thân già của tôi phải lên thăm anh ta. Người trẻ lắm chuyện thế đấy. Nhuwgn tôi cũng vô cùng ngưỡng mộ sự gan dạ nơi người thanh niên này và cả sự tận tâm hết mực anh dành cho gia đình tôi. Chỉ vài lời bâng quơ của tôi nhưng anh cũng chú ý để gửi tôi tam thất vì biết vợ tôi ốm. Chàng trai tinh tế ấy làm tôi quý mến vô cùng.

    Chuyến đi của tôi hom nay có ông họa sĩ và một cô kĩ sư trẻ. Nhìn thấy họ, tôi ngay tức khắc nghĩ và muốn giới thiệu cho anh thanh niên. 

             … Chỉ vài cây số nữa là tới Sa Pa – tôi nói vậy. Tôi nhìn thấy hai người họ bắt đầu háo hức, tò mò, mắt nhìn xa ngoài cửa kính. Thiên nhiên nơi đây thì đẹp thật. Cuộc nói chuyện, giao lưu vui vẻ giữa tôi – bác hoạ sĩ và cô kĩ sư sôi nổi khi bàn về cảnh đẹp và tất cả chúng tôi đều nín bặt đi khi  khung cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ… Nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…

              Tôi bèn hỏi họ xem có thấy buồn không? Và dường như họ cũng vỡ lẽ điều gì đó bởi  một Sa Pa tươi vui, khoẻ khoắn tràn đầy sức sống như vẫy chào đoàn xe bằng sự mến khách nồng nhiệt vô cùng. 

               Tôi cho dừng xe để mọi người nghỉ ngơi và tôi vui mừng khi nói sẽ giới thiệu cho cô kĩ sư và bác họa sĩ một người trong những người cô độc nhất thế gian. Nhớ tới anh là tôi có bao điều để nói. Tôi còn khẳng định với bác hoạ sĩ – một người say mê nghệ thuật rằng: thế nào bác cũng thích vẽ hắn. Tôi có ý định gán ghép cô kĩ sư trẻ xinh đẹp với anh thanh niên tôi quý mến nên tôi liếc nhìn cô kĩ sư và khiến cho cô bất giác đỏ mặt. Cái nhìn đó là có hàm ý sâu xa nên tôi cũng mong cô hiểu. 

              Tôi bắt đầu giới thiệu về  anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét. Tôi nói đủ chuyện anh ta cô đơn thế nào ,mà đúng là đang nói xấu ai là người ta xuất hiện liền. 

     – Kia, anh ta kia.  Tôi chỉ cho mọi người cùng biết. 

     Anh ta chạy đến rất nhanh. Lại còn cho tôi gói tam thất để tôi mang về cho vợ. Còn tôi thì đưa anh ta sách anh ta chờ. Hai bác cháu tôi lúc nào cũng trêu nhau thế đó. Tình cảm giữa hai chúng tôi là tình cảm thân thiết và dường như moi người cũng thấy thế. Tôi bèn dắt tay người thanh niên lại chỗ bác hoạ sĩ , cô kĩ sư và tôi  giới thiệu họ với nhau. Tôi ở lại chờ đợi còn anh thì lên nhà để chuẩn bị tiếp khách.Tôi đoán cô kĩ sư, bác hoạ sĩ hay bất kì ai cũng sẽ nghĩ rằng anh chạy về trước để mà dọn dẹp nhà cửa, hay gấp chăn màn vì… thanh niên mà! Đã vậy lại ở một mình nên khó tránh khỏi điều bừa bộn nhưng thực tế anh chàng này gọn gàng lắm. 

           Cô kĩ sư và bác họa sĩ khi bước lên bậc thang bằng đất thấy người con trai đang hái hoa. Cô gái  chỉ ồ lên một tiếng. Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất cả e lệ, cô gái đã chạy đến bên người con trai đang cắt hoa.

               Anh rất tự nhiên như với một người bạn đã quen trao bó hoa đã cắt cho cô gái trẻ , và cũng rất tự nhiên  cô đỡ lấy. Tôi cứ nghĩ vụ đó tôi đã làm ông mối rồi đấy. Anh thanh niên nói với cô gái bằng bao tình cảm quý khách: 

               – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết, và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

               Người con trai nói to những điều đáng ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều người ta ít nghĩ. Chắc hai người kia lấy làm lạ lắm. Còn tôi hiểu anh ta hồ hởi là thế mà.

               – Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định –

    Tôi chỉ cho họ ba mươi phút được thôi vì đoàn còn phải đi. Nên khi ông họa sĩ tường thuật lại cuộc gặp gỡ, nói chuyện cứ làm tôi thêm bồi hồi.Anh thanh niên nói: 

    _Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm… Anh bắt đầu kể về công việc của mình. Rằng công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa cầu để dự báo thời tiết. Rồi cả những khó khăn, trở ngại: những đêm mưa bão, bão tuyết, trời nắng, mưa. Nhưng anh vẫn làm việc rất nghiêm túc đến từng giờ, từng phút. Bởi có lẽ anh hiểu được công việc của anh quan trọng như thế nào…

         Bác họa sĩ giục anh nói tiếp, còn anh chỉ e dè: 

               – Báo cáo hết vớ  giọng vui vẻ.

               – Còn hai mươi phút nữa thôi. Bác và cô vào nhà. Chè đã ngấm   rồi     đấy.

               Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục tất cả họ.  

               Bác họa sĩ  thì hứa sẽ quay trở lại và kể anh nghe chuyện dưới xuôi khi nhâm nhi chén chè và nghe anh giải thích cụm từ cô độc nhất thế gian. Rằng còn có người cô độc hơn anh. Đó là anh bạn trên trạm đỉnh Phan Xi Păng ba ngàn một trăm bốn mươi hai mét kia còn một mình hơn anh.

          Bác họa đề nghị vẽ anh nhưng anh từ chối. Bởi theo anh – anh không phải là người để bác đáng vẽ. Anh khiêm tốn giới thiệu người khác. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa. Nhưng cũng may bằng mấy nét, hoạ sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Qua giọng điệu cô kĩ sư nói với tôi, tôi cũng hiểu cô quý mến chàng trai. 

               Bác hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy và cô kĩ sư cũng đi. 

               – Ô! Cô quên chiếc mùi soa đây này!

               Anh thanh niên vừa vào kêu lên, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.  Cái món quà mà cô gái  mang bao ý vị mà anh thanh niên này lại bỗ bã như thế. Tôi biết việc này và chỉ muốn mắng anh ta một trận. 

         Họ chào nhau gtrong luyến tiếc.

    Tôi là người bắc cầu cho sự quen biết đó và tôi hiểu cả ông họa sĩ, cô kĩ sư cũng trân trọng, quý mến anh thanh niên ấy như tôi. Chàng trai trẻ ấy làm tôi biết thêm trân trọng con người đáng quý trong đời này và hơn cả là sự cống hiến. Một ông già như tôi xế bóng rồi sẽ ngã xuống nhưng thế hệ anh sẽ thật đẹp để nối tiếp tôi xây dựng quê hương này. 

    Trả lời

Viết một bình luận