em hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa lí bí

em hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa lí bí

0 bình luận về “em hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa lí bí”

  1. *Nguyên nhân: 

    • Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN Lý Bí là do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.
    • Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các châu để dễ cai trị, các chức vụ quan trọng được những người thuộc tôn thất nhà Lương hoặc những người trong dòng họ lớn nắm giữ, còn người Việt chỉ giữ những chức vụ nhỏ, không được tham gia vào việc cai quản.
    • Thứ sử Tiêu Tư ở Giao Châu tăng cường bóc lột của cải của nhân dân bằng cách đưa ra nhiều thứ thuế vô lý bắt người dân phải thực hiện, dẫn đến sự oán thán của dân
    • *Diễn biến;
    • Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).
    • Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.
    • Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.
    • Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.
    • Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.
    • *Kết quả:
    • Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.
    • Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.
    • Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.
    • Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.
    • Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.
    • Quân ta luôn trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.
    • Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân, giữ quân và dân.

    Bình luận
  2. *Khởi nghĩa Lý Bí:

    -Nguyên nhân do:

    +) Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu

    +) Nhân dân bị áp bức, phân biệt đối xử, phải chịu nhiều tô thuế

    -Diễn biến:

    +) Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây), được hào kiệt hưởng ứng

    +) Sau 3 tháng, nghĩa quân đã giành đc nhiều thắng lợi, chiếm đc hầu hết các quận, huyện khiến cho thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương phải bỏ thành Long Biên (Bắc Ninh) chạy về TQ

    +) Tháng 4 cùng năm, nhà Lương tăng thêm quân sang đàn áp, quân ta anh dũng chiến đấu, đánh thắng quân Lương, chiếm đc Hoàng Châu

    +) Đầu năm, nhà Lương lại đưa quân sang tấn công ta lần 2, quân ta chủ động nghênh địch tại Hợp Phố, quân ta thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân

    -Kết quả:

    +) Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, định đô tại cửa sông Tô Lịch

    Bình luận

Viết một bình luận