Em hãy nêu Tình Hình Chính Trị , Kinh Tế , Văn Hóa Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVIII ?

Em hãy nêu Tình Hình Chính Trị , Kinh Tế , Văn Hóa Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVIII ?

0 bình luận về “Em hãy nêu Tình Hình Chính Trị , Kinh Tế , Văn Hóa Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVIII ?”

  1. – Sự hưng khởi của các đô thị:

         + Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

         + Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

         + Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

    – Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa rất lớn:

         + Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

         + Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

    * Thủ công nghiệp

         + Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm

         + Một số nghề mới xuất hiện như : khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài

         + Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

         + Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    * Thương nghiệp

    – Nội thương

         + Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

         + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

         + Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

    – Ngoại thương

         + Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

         + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    Bình luận
  2. 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI – XVIII

    –       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

    –       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

    +         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

    +         Thủy lợi được củng cố.

    +         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

    +         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

    Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

    2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

    –      Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

    –       Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    –       Khai mỏ – một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    –       Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

    –       Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

    3. Sự phát triển của thương nghiệp.

    * Nội thương: ở các thế kỷ XVI – XVIII buôn bán trong nước phát triển:

    –       Chợ làng, chợ huyện… xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

    –       Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

    –       Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để  bán ….

    * Ngoại thương phát triển mạnh.

    –       Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán  tấp nập:

    +         Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..

    +         Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

    –       Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    –       Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

    4. Sự hưng khởi của các đô thị

    –       Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

    +         Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).

    +         Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)

    –       Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.

    Bình luận

Viết một bình luận