em hãy nêu vài nét về văn hóa, ẩm thực, trang phục của SÀI GÒN
0 bình luận về “em hãy nêu vài nét về văn hóa, ẩm thực, trang phục của SÀI GÒN”
Sài Gòn trong tâm thức của những khách ẩm thực vẫn được mệnh danh là thành phố không “đêm”. Bởi lẽ, từ sáng tinh mơ cho đến tối muộn, vẫn một cuộc sống nhộn nhịp, rộn rã những thanh âm, người mua, kẻ bán… Cái tuổi hơn 300 năm, cái tuổi không già bởi “thành phố tôi rất trẻ”. Trẻ trung trong diện mạo, trẻ trong sự năng động và phát triển nhanh chóng của một thành phố công nghiệp và “trẻ” trong việc tiếp biến văn hóa ẩm thực cổ-kim, Đông-Tây.
Không ít khách thập phương đổ về Sài gòn để hòa vào nhịp sống “không biết mệt mỏi” của xứ sở này. Một nét riêng, hào phóng, sôi động và lộng lẫy khác hẳn với sự trầm tư, thanh tao, nho nhã và cổ kính của người Bắc hay cái dặt dè, chu đáo, lo xa của người miền Trung. Sài Gòn kiêu hãnh là thế.
Nói là ẩm thực Sài Gòn có lẽ là chưa đủ mà phải gọi cho ra, cho đúng cái tên ẩm thực Sài Gòn-Nam Bộ, bởi Sài Gòn là tâm điểm của toàn vùng Nam Bộ và là ngã ba đường của Bắc-Nam -Đông –Tây. Mà Bắc ở đây bao gồm cả miền Bắc và miền Trung, Đông là vùng Đông Nam bộ, Tây là Tây Nam bộ và cũng là chỉ phương Tây- luồng văn hóa mới thổi hồn vào văn hóa Sài Gòn nói chung và văn hóa ẩm thực Sài Gòn nói riêng.
Hòn ngọc Viễn Đông ấy là nơi tiếp biến của văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc….và nhiều, nhiều những vùng quốc gia, lãnh thổ từ thế kỷ 18 đến nay. Khách trong nước hay ngoài nước, khi tìm đến Sài Gòn đều có thể thõa mãn hương vị ẩm thực của mình bởi ở xứ sở giàu có này, không có gì là không tìm thấy. Từ khu phố của người Tây, người Hoa hay người Việt, đâu đâu cũng có thể gọi cho mình các món ngon của người Hoa, Ấn, Nhật, Tây Ban Nha hay các món Pháp nổi tiếng, xúc xích Đức, humburger Mỹ, nhiều món ăn truyền thống của người Nga và say xưa hương vị thịt nướng của Tiệp khắc với đủ các loại rượu bia nổi tiếng nhất.
Sài Gòn đã mở lòng mình ra mà giao lưu tiếp biến những tinh hoa văn hóa ẩm thực của mọi miền, mọi quốc gia trên thế giới, không như cách mà những người ít tìm hiểu về văn hóa của người Sài Gòn vô tình nói “Văn hóa Sài Gòn lai căng”. Sự mở rộng đó không làm mất đi cái truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Bởi đâu đó, ở những khu phố Tây, bạn sẽ thấy cảnh những người Mỹ, người Anh cầm đũa ngồi ăn phở bò Hà Nội mà trầm trồ khen món quà đất bắc ấy hay vài anh bạn Hoa muốn tìm hiểu nét Cố Đô giữa lòng Sài Gòn mà thưởng thức Bánh khoái, bún bò Huế. Và những món như nem tré Huế, mì Quảng, cao lầu Hội An, canh chua, canh cá tộ, cá lóc, lẩu mắm Châu Đốc của người Nam Bộ, hủ tiếu đất Mỹ Tho, nấm tràm Phú Quốc dần trở thành quà của khách mời nhau thưởng ngoạn.
Ẩm thực Sài Gòn đa dạng và phong phú là thế. Người đến Sài Gòn thuộc lòng những tên những con phố ăn uống, những con đường, những quán xá với hàng trăm món ăn độc đáo. Và sẽ là không quá đáng khi tặng cho miền đất hoa lệ ấy cái tên “Xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam”.
Chỉ ở Sài Gòn cũng có thể thưởng thức tất cả món ngon các nước
Có những phiên bản “mini” của các thành phố, các nền văn hoá lớn trên thế giới cực kì độc đáo và hấp dẫn.
Bạn không phải bay sang Nhật để tận hưởng một tô mì ramen “chính gốc”, không phải lặn lội đến Trung Quốc để thử chén chè hột gà trứ danh…Tất cả đều gói gọn trong những con phố rất nhỏ thôi. Hãy cùng chúng mình khám phá những khu phố ẩm thực của phiên bản mini thành thị ngoại quốc ở Sài Gòn nhé.!
Little Tokyo (Lê Thánh Tôn, Q.1).
Sài Gòn có một nơi gọi là “Tokyo thu nhỏ”, nằm trên đường Lê Thánh Tôn ở quận 1. Vào ban ngày, con phố có phần lặng lẽ và mang không khí hơi vội vã với các toà nhà, văn phòng và công ty Nhật. Thế nhưng khi màn đêm buông thì nơi này lại trở nên nhộn nhịp với những hàng quán, với ánh đèn nhiều màu, tiếng con người rôm rả cùng mùi thương thức ăn hấp dẫn. Nếu đến đây, bạn nhất định phải thử những món sau:
Takoyaki và Okonomiyaki (bánh xèo Nhật) là hai món rất hay đi với nhau và thường được bán ở những nhà hàng Nhật. Tuy nhiên takoyaki vốn là món ăn đường phố mà, nên để “chuẩn” hương vị thì nên ghé vào những hàng quán khuất trong hẻm hay những xe đẩy, và ở little Tokyo thì có cực nhiều những quán như thế.
Những quán ramen ở đường Lê Thánh Tôn hầu hết đều thuộc về chủ người Nhật. Và có một sự thật là nước ramen theo kiểu người Nhật chính gốc sẽ khá mặn, và bạn sẽ nhận ra điều này ở bất kì hàng mì ramen nào tại little Tokyo. Có nhiều ý kiến trái chiều về món mì này, và phần lớn cho rằng nó không hợp khẩu vị người Việt. Tuy nhiên nếu đã đến đây thì ramen “chuẩn” Nhật vẫn là một món nên thử.
Bánh ngọt Nhật Bản là một phạm trù hấp dẫn với những chiếc bánh vừa bắt mắt vừa tinh tế, hương vị lại mang theo nét riêng của xứ Phù Tang nhờ vào những cánh hoa đào khô hoặc bột trà xanh chính gốc. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều chiếc bánh ngọt có sử dụng cánh hoa đào ở đây đấy.
Phố Tây (Bùi Viện, Q.1)
Không rõ từ khi nào, hay vì sao, mà phố Bùi Viện lại tập hợp rất nhiều du khách phương Tây. Không chỉ là một nơi nghỉ ngơi, vui chơi tạm thời mà đã có rất nhiều bạn bè quốc tế từ khắp nơi trên thế giới đã chọn ở lại và lập nghiệp ở con phố nhỏ này.
Nếu có dịp đến đây, bạn nên ăn thử món Steak bò của một quán nhỏ nằm trong hẻm 40 Bùi Viện. Quán đã có thâm niên hơn 7 năm, có chủ nhân là một đầu bếp người Úc. Hầu hết các nguyên liệu ở đây đều nhập trực tiếp từ nước ngoài về nên các món của quán đều mang hương vị và phong cách phương Tây.
Ngoài ra, cũng cùng trong con hẻm số 40 này, có món hamburger thịt bò Mỹ và Kebab mà ai cũng nên thử một lần. Mỗi miếng thịt nướng trong bánh hamburger đều được đảm bảo đúng 90 gram không hơn không kém. Đặc biệt, khi bán cho người Việt Nam, món nào ở đây cũng được giảm 30% cả.
Khu người Hàn ( Phú Mỹ Hưng, Q.7).
Gần khu Phú Mỹ Hưng quận 7, nếu có dịp đi ngang đoạn đường này, có lẽ bạn sẽ thấy cực kì nhiều những cửa hàng, quán ăn, công ty có chữ Hàn Quốc. Đây chính là một góc Hàn Quốc thu nhỏ của Sài Gòn đấy. Bạn có thể thấy từ kiến trúc, cách trang trí cửa hàng, cửa kính và bày biện nội thất bên trong. Nếu ai xem drama Hàn Quốc nhiều sẽ thấy cảnh này cực quen thuộc đấy.
Bingsu ở khu phố người Hàn có điểm đặc biệt là phần đá bào không chỉ được làm từ nước không, mà được làm từ những khối sữa tươi đông lạnh bào ra nên có vị rất ngọt và đậm, thơm mùi sữa kem. Trái cây ở đây cũng khá tươi, topping đậu đỏ và bánh nếp chuẩn vị Hàn.
Khi nhắc đến Hàn Quốc thì chắc chắn không thể bỏ qua gà rán kiểu Hàn rồi. Ở đây có rất nhiều quán gà Hàn Quốc, nhưng khác với những quán của thương hiệu lớn thì hầu hết quán ở khu này đều là quán riêng biệt được mở bởi những người chủ Hàn Quốc. Đặc biệt, nhiều quán có món cơm nắm rong biển rất thơm, ăn cùng gà rán cực hợp vị.
Một điểm đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Hàn ấy là cửa hàng tiện lợi. Cửa hàng tiện lợi ở Hàn có rất nhiều, là nơi giới trẻ thường xuyên tới lui nên hiển nhiên là món ăn gì cũng có. Những mặt hàng ở các chuỗi cửa hàng này cực đa dạng và hấp dẫn sẽ khiến bất kì tín đồ cuồng ăn vặt phải mê mẩn. Bạn còn có thể tìm thấy rất nhiều món ăn yêu thích của các idol K-pop ở đây đấy.
Phố người Hoa (Q.5)
Là con phố có “thâm niên” lâu đời của Sài Gòn, không ai không biết quận 5 là chốn cư ngụ của rất nhiều đồng bào gốc Hoa. Ở đây, ta có thể tìm thấy vô số những món ăn truyền thống thường hay thấy trên phim truyền hình Trung Quốc, Hồng Kông, và sau đây là top những món bạn nhất định thử khi đi ngang quận 5:
Bánh hẹ ngọt và thơm mùi hẹ, được trộn chung với nhân thịt bằm, nhân khoai môn, chiên lên hoặc hấp đều ngon. Bánh chiên có vị giòn giòn khi ăn nóng, bánh hấp lại càng thơm và ngậy. Bánh hẹ là món ăn có xuất xứ Trung Hoa mà bạn nên thử.
Không cần phải nói nhiều về dimsum nữa, đây là một món ăn quá nổi tiếng với người Sài Gòn rồi. Tuy nhiên có một sự thật là chỉ dimsum ở quận 5 mới “chuẩn vị” Trung Hoa thôi.
Đối với những fan của tiểu thuyết, phim ảnh và văn hoá Trung Hoa nói chung thì hẳn chẳng lạ gì với món chè trứng gà nữa nhỉ? Chè trứng gà bùi bùi thơm thơm, được người bán “theo thời thế” thêm trân châu dẻo dai là món nhất định phải thử ở phố người Hoa Sài Gòn đấy.
Ẩm thực Ấn Độ không chỉ có mỗi cà ri và món hầm, còn có vô số những món tráng miệng vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn khác dành cho bạn chiêm ngưỡng.
Nhắc đến ẩm thực Ấn Độ, đa số chúng ta sẽ chỉ nghĩ đến cà ri và các món hầm nồng hương gia vị khác. Thế nhưng, bên cạnh các loại gia vị, người Ấn Độ còn có rất nhiều món tráng miệng ngọt ngào và hấp dẫn khác. Có thể bạn không biết, chữ “sugar” ở tiếng Anh hay “sucre” ở tiếng Pháp đều có nguồn gốc từ “sakhar” trong tiếng Phạn dùng để chỉ đường. Mặt khác, chữ “candy” chỉ kẹo trong tiếng Anh cũng xuất phát từ “khanda” của tiếng Phạn – nghĩa là mật mía.
Món tráng miệng, đồ ngọt truyền thống trong tiếng Ấn Độ được gọi chung là “Mithais”. Những văn tự cổ xưa bằng tiếng Phạn đã sớm nhắc đến Mithais là món ăn hiến tế dành cho thần linh. Điều đó chứng tỏ những món tráng miệng ngọt ngào, làm từ đường, mía, bơ sữa, hạt, trái cây đã có mặt trong đời sống người dân Ấn Độ từ rất lâu đời.
Laddu
Laddu là món ăn phổ biến nhất trong các lễ hội ở Ấn Độ. Những chiếc bánh nhỏ xinh này được làm từ bột mì nhào, bột đậu xanh, dừa nạo. Hỗn hợp sẽ được viên thành hình tròn rồi nấu chín trong Ghee – một loại bơ béo đặc biệt của người Ấn Độ. Ở một số vùng, Laddu sau khi nấu xong sẽ được bao thêm vừng rang hoặc dừa nạo ngọt ngào. Laddu thường được sử dụng như lễ vật dâng lên các vị Thần, rồi sau đó sẽ được phân phát cho người đến dự lễ hội.
Kheer
Trên thực tế, ẩm thực Ấn Độ sử dụng khá nhiều bơ sữa, phần lớn được nấu cùng các nguyên liệu khác để tạo thành món ăn. Kheer là một trong những món ngọt đặc sắc của quốc gia này, gồm có gạo nấu với sữa, đường, sau đó được trang trí bằng nghệ tây, thảo quả, trái cây khô và các loại hạt. Bánh pudding gạo sữa này có khá nhiều tên gọi ở Ấn Độ, có thể là Kheer, Phirni hoặc Payasam ở những vùng miền khác nhau.
Geylang Tường Xanh – Ẩm thực Singapore
Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, quán ăn này chuyên phục vụ món Singapore. Với bánh bao trứng sữa, cháo ếch, chân gà tàu xì, há cảo tôm tươi, xíu mại…, bạn sẽ như tìm thấy được vị ngon ẩm thực từ đảo quốc Sư Tử. Giá món ăn dao động từ 40.000 đến 120.000 đồng.
Không gian của quán tương đối nhỏ, nhìn hơi cổ nhưng mát mẻ, thoải mái, thích hợp để tụ họp gia đình, bạn bè. Vào những ngày cuối tuần, quán thường khá đông nên tốt nhất bạn nên đặt chỗ trước.
Bollywood – Ẩm thực Ấn Độ
Nằm ngay đường Tôn Thất Đạm, quận 1, đây là địa điểm nhiều thực khách tìm đến mỗi khi muốn thưởng thức các món ăn ở Ấn Độ. Thực đơn ở đây đa dạng nên nếu đến lần đầu và chưa biết gì về ẩm thực Ấn, bạn nên hỏi nhân viên để được tư vấn các món hấp dẫn.
Một số món gợi ý là cà ri cừu ăn kèm với bánh mì có phết bơ tỏi hay masala dosa khá giống với bánh xèo Việt nhưng có lớp vỏ giòn tan, bên trong gồm nhân cuộn với cà ri, sốt dừa… Món ăn ở quán được nhiều thực khách đánh giá ngon và có mức giá từ 50.000 đến 100.000 đồng.
Tapas – Ẩm thực Tây Ban Nha
Nhiều du khách có thể không xa lạ gì với Tây Ban Nha nhưng về ẩm thực vẫn còn chưa quen thuộc với người Việt Nam. Nếu bạn muốn được ăn các món đặc trưng ở Tây Ban Nha, có thể đến Tapas trên đường Trần Khánh Dư, quận 1. Các món bạn nên thử qua là cơm vàng paella, tapas bạch tuộc, gà chiên tỏi ớt, bánh khoai tây trứng, bánh gạo sốt sữa… Giá một món từ 50.000 đến 100.000 đồng.
Ẩm thực Chăm giữa Sài Gòn
Người Chăm luôn quan niệm ẩm thực gắn liền với phong tục tín ngưỡng cùng các hội hè đình đám. Những con vật được giết mổ để cúng tế Thần – Yang Chăm phải được chính các sức Chăm đảm nhiệm trong việc cắt tiết và kèm theo vài lời cầu khấn trang trọng. Do đó, nhiều món ăn chỉ xuất hiện trong cúng tế thần linh. Để thưởng thức những món ăn độc đáo này, du khách phải ghé các làng Chăm trong những ngày hội lớn như lễ hội Kate, lễ hội Rija Nagar…
Người Chăm theo tôn giáo Bà La Môn kiêng thịt bò và tôn giáo Bà Ni kiêng thịt heo, nên ẩm thực người Chăm chủ yếu là thịt dê và thịt trâu. Trong đó, nước xáo thịt dê và trâu xào lá cà ri là những món ăn đậm nét ẩm thực truyền thống Chăm.
Nước xáo thịt dê
Nước xáo thịt dê là món ăn truyền thống đặc trưng mà bất kỳ người Chăm nào cũng biết và từng được thưởng thức trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết nấu và nấu ngon đặc sắc bởi nó tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của mỗi phụ nữ Chăm.
Người Chăm có câu “Nước xáo làng Đá Trắng, canh môn làng Hữu Đức”, nói lên đặc trưng chế biến món ngon của mỗi làng Chăm và chỉ các làng ấy mới nêm nếm được những khẩu vị đặc sắc của riêng từng món ăn.
Dê dùng trong lễ hội phải được để nguyên con và thịt để cúng tế phải là thịt luộc. Do vậy nước luộc thịt dê được dùng để chế biến món nước xáo thịt dê ăn kèm với thịt.
Nguyên liệu để chế biến món này bao gồm gạo rang, lá me non, cà chua cùng với các phụ gia đi kèm như muối, bột ngọt, ớt… Sau khi thịt dê chín vớt ra, nước luộc còn lại cho vào gạo rang, lá me non, cà chua và nêm nếm cho vừa khẩu vị là dùng được.
Món rau ăn kèm với nước xáo thịt dê không thể thiếu là cây chuối non xắt nhỏ trộn với lá lốt, người Chăm gọi là giem. Sự hài hòa giữa rau giem với nước xáo và thịt dê làm cho món ăn thêm đậm đà và trông hấp dẫn hơn.
Thịt trâu xào lá càri
Thịt trâu xào lá cà ri là món ăn dân gian truyền thống của người Chăm, không dùng trong cúng tế mà được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Theo truyền thống, 7 năm một lần người Chăm làm lễ tế thần linh bằng một con trâu trắng. Nhưng ngày nay, người Chăm đã đơn giản hóa mâm lễ cúng bằng dê hoặc gà.
Thịt trâu thái nhỏ được ướp với phụ gia như muối, bột ngọt và một ít phẩm màu do người Chăm tự chế biến. Đầu bếp xào tái qua lửa rồi vò nhẹ lá cà ri non để tạo mùi thơm thoang thoảng hòa quyện với thịt xào. Món ăn có màu xanh của lá và màu tái của thịt trông đậm đà và đẹp mắt.
Đặc biệt khu vực Ninh Thuận mọc rất nhiều cây cà ri rừng, nên để món ăn thơm ngon đúng vị người chế biến phải dùng chính lá cây của vùng rừng núi nơi đây.
Ngày nay, một số bộ phận người Chăm di cư vào Sài Gòn đã mang theo tinh hoa văn hóa ẩm thực đến giao lưu, truyền đạt và phổ biến ở đây. Muốn thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Chăm Ninh Thuận ở Sài Gòn, thực khách có thể ghé Quán Ẩm thực Chăm SuSu – Số 21 Diệp Minh Châu, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. Là một quán bình dân do chính người Chăm Ninh Thuận chế biến, bạn có thể yên tâm phần nào về hương vị đặc trưng Chăm mà ở Sài Gòn không nơi nào có được.
Nhắc đến văn hóa Chăm, lâu nay chúng ta thường nghĩ đến các cụm tháp Chăm nằm dọc dải đất miền Trung nắng gió, quen thuộc lễ hội Katê hoành tráng đầy sắc màu, hay các điệu múa apsara huyền ảo mà say đắm, chứ ít ai biết đến người Chăm cũng đang sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và độc đáo. Nguyên do chính là mãi đến hôm nay, giới nghiên cứu chưa có một công trình nào quy mô và đầy đủ về lĩnh vực này.
Vậy mà Kiều Maily – vốn được biết đến như một nhà thơ trẻ tiềm năng – đã liều lĩnh dấn mình vào bộ phận văn hóa khó nhằn này của dân tộc mình.
Độc đáo ẩm thực Chăm diễn trình trên 184 trang in khổ 18x22cm với 106 ảnh màu minh họa và 96 món ăn gồm đủ cách nấu như: canh, kho, xào, nướng, luộc, gỏi, hấp… cho đến các phương pháp chế biến mắm, muối hay các món tráng miệng như: bánh, chè và cả thức uống như: rượu, chè… được trình bày rất khoa học. Điều đặc biệt, trong văn hóa ẩm thực Chăm có khá nhiều món chỉ được làm ra để phục vụ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau nên cách dùng chúng cũng được tác giả đề cập đến, dù ngắn nhưng khá đầy đủ.
Độc đáo ẩm thực Chăm có ích cho cộng đồng ngoài Chăm: Có ai biết xuất xứ mắm Chăm? Có ai hay Chăm có mắm cá lòng tong mưthin ritong hay có loại cơm trộn lithei jrau với cháo chua abu mưtham. Sách còn cung cấp kiến thức về ẩm thực dân tộc cho chính người Chăm. Bởi cộng đồng Chăm miền Nam Trung bộ không hề biết người đồng tộc mình ở An Giang có cà ri Chăm Châu Đốc kari cam mưrong, tung lò mò nướng tung rilo limo am hay các món bánh như: bánh linh ahar k’ling, bánh ahar tapei kagah, bánh ahar hanam parang…
Và ngược lại các món như: gỏi dông lá giang liba ajah hala dang, canh chua đặc với cá tràu và cà tím ia mưtham Ikan cakleg… hoàn toàn xa lạ với người Chăm ở Nam bộ.
Độc đáo ẩm thực Chăm không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, một vùng miền mà bao quát được cả ba vùng miền cư dân Chăm. Tác phẩm được trình bày có hệ thống, gãy gọn và đầy đủ với những hình ảnh đẹp và sinh động. Chắc chắn Độc đáo ẩm thực Chăm sẽ là tác phẩm công cụ rất tiện ích vừa cho công tác nghiên cứu lẫn việc vận dụng trong đời sống.
Ẩm thực khmer;
Có lẽ đây là ngôi chợ duy nhất mang dáng dấp Campuchia còn sót lại ở nội thành TPHCM…
Ngôi chợ độc nhất ở Sài Gòn
Tiếng gọi là chợ Miên (Campuchia) nhưng tên gọi thật của nó là chợ Lê Hồng Phong.
Muốn vào chợ Miên phải đi bằng 2 ngã. Đi từ hẻm 374 hoặc hẻm 382 Lê Hồng Phong hay từ đường Hồ Thị Kỷ (P.1 Q.10 TP.HCM) thẳng vào. Nằm trong con hẻm dài xuyên qua khu dân cư rộng lớn, chợ có hàng trăm gian hàng bán đủ các mặt hàng thực phẩm và nhiều món ăn của khắp mọi miền đất nước.
Sắc thái Miên trong ngôi chợ rất dễ tìm thấy. Nổi bật nhất là 2 gian hàng, sạp khô Hai Nhỏ và Tư Xê bún num bo chóc. Hàng hóa được người bán trưng bày rất bắt mắt. Những con khô, những tô bún, những trái chuối nướng, ly chè đậm chất Miên dễ dàng đập vào mắt những ai dạo chợ.
Chủ của 2 gian hàng này đều có nhà gần chợ. Bà con tiểu thương trong chợ đều xác nhận, họ là những người có gốc gác từng sinh sống nhiều năm ở Nam Vang (Phnom Pênh) trở về đây buôn bán những mặt hàng đặc trưng được nhập từ xứ chùa Tháp.
Điều ấn tượng, khi tiếp xúc dù không mua hàng những người bán tại 2 gian hàng này rất lịch sự, vui vẻ giải thích những thắc mắc mà chúng tôi nêu ra…
Chị Ngô Thị Xinh, 50 tuổi của gian hàng Tư Xê kể lại: “năm ấy tôi còn rất nhỏ theo gia đình trở về Sài Gòn. Sau này mới biết, thời điểm này tướng Lon Nol làm đảo chính lật đổ vương triều Sihanouk. Sau khi lên cầm quyền, Lon Nol mở nhiều cuộc tàn sát nhắm vào người Việt. Chính quyền Lon Nol sát hại hàng nghìn người Việt ngay tại Phnôm Pênh. Lon Nol còn ban luật chỉ cho phép người gốc Việt đi lại từ 7 giờ sáng đến 11 giờ sáng. Một số nghề phổ thông bị cấm đoán khiến sinh hoạt của cộng đồng người Việt bị tê liệt. Lon Nol còn ra lệnh thiết lập một số trại tập trung cho người dân gốc Việt, giam giữ hơn 30.000 người sau tăng lên đến 90.000. Họ bị ép hồi hương. Con số người chết do cáp-duồn (chặt đầu) có thể lên đến 3.000-4.000 người, sau đó thả trôi sông xuôi dòng Bassac về Việt Nam.
Hiện nay, chợ Miên được “khoác áo” mới là chợ Lê Hồng Phong. Hàng trăm gian hàng, sạp chợ được phát triển với nhiều ngành hàng phong phú đa dạng. Những người bán hàng gốc Campuchia vẫn còn nhưng co cụm lại với những mặt hàng thực phẩm và những món ăn dân dã đặc trưng…
Sài Gòn trong tâm thức của những khách ẩm thực vẫn được mệnh danh là thành phố không “đêm”. Bởi lẽ, từ sáng tinh mơ cho đến tối muộn, vẫn một cuộc sống nhộn nhịp, rộn rã những thanh âm, người mua, kẻ bán… Cái tuổi hơn 300 năm, cái tuổi không già bởi “thành phố tôi rất trẻ”. Trẻ trung trong diện mạo, trẻ trong sự năng động và phát triển nhanh chóng của một thành phố công nghiệp và “trẻ” trong việc tiếp biến văn hóa ẩm thực cổ-kim, Đông-Tây.
Không ít khách thập phương đổ về Sài gòn để hòa vào nhịp sống “không biết mệt mỏi” của xứ sở này. Một nét riêng, hào phóng, sôi động và lộng lẫy khác hẳn với sự trầm tư, thanh tao, nho nhã và cổ kính của người Bắc hay cái dặt dè, chu đáo, lo xa của người miền Trung. Sài Gòn kiêu hãnh là thế.
Nói là ẩm thực Sài Gòn có lẽ là chưa đủ mà phải gọi cho ra, cho đúng cái tên ẩm thực Sài Gòn-Nam Bộ, bởi Sài Gòn là tâm điểm của toàn vùng Nam Bộ và là ngã ba đường của Bắc-Nam -Đông –Tây. Mà Bắc ở đây bao gồm cả miền Bắc và miền Trung, Đông là vùng Đông Nam bộ, Tây là Tây Nam bộ và cũng là chỉ phương Tây- luồng văn hóa mới thổi hồn vào văn hóa Sài Gòn nói chung và văn hóa ẩm thực Sài Gòn nói riêng.
Hòn ngọc Viễn Đông ấy là nơi tiếp biến của văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc….và nhiều, nhiều những vùng quốc gia, lãnh thổ từ thế kỷ 18 đến nay. Khách trong nước hay ngoài nước, khi tìm đến Sài Gòn đều có thể thõa mãn hương vị ẩm thực của mình bởi ở xứ sở giàu có này, không có gì là không tìm thấy. Từ khu phố của người Tây, người Hoa hay người Việt, đâu đâu cũng có thể gọi cho mình các món ngon của người Hoa, Ấn, Nhật, Tây Ban Nha hay các món Pháp nổi tiếng, xúc xích Đức, humburger Mỹ, nhiều món ăn truyền thống của người Nga và say xưa hương vị thịt nướng của Tiệp khắc với đủ các loại rượu bia nổi tiếng nhất.
Sài Gòn đã mở lòng mình ra mà giao lưu tiếp biến những tinh hoa văn hóa ẩm thực của mọi miền, mọi quốc gia trên thế giới, không như cách mà những người ít tìm hiểu về văn hóa của người Sài Gòn vô tình nói “Văn hóa Sài Gòn lai căng”. Sự mở rộng đó không làm mất đi cái truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Bởi đâu đó, ở những khu phố Tây, bạn sẽ thấy cảnh những người Mỹ, người Anh cầm đũa ngồi ăn phở bò Hà Nội mà trầm trồ khen món quà đất bắc ấy hay vài anh bạn Hoa muốn tìm hiểu nét Cố Đô giữa lòng Sài Gòn mà thưởng thức Bánh khoái, bún bò Huế. Và những món như nem tré Huế, mì Quảng, cao lầu Hội An, canh chua, canh cá tộ, cá lóc, lẩu mắm Châu Đốc của người Nam Bộ, hủ tiếu đất Mỹ Tho, nấm tràm Phú Quốc dần trở thành quà của khách mời nhau thưởng ngoạn.
Ẩm thực Sài Gòn đa dạng và phong phú là thế. Người đến Sài Gòn thuộc lòng những tên những con phố ăn uống, những con đường, những quán xá với hàng trăm món ăn độc đáo. Và sẽ là không quá đáng khi tặng cho miền đất hoa lệ ấy cái tên “Xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam”.
Chỉ ở Sài Gòn cũng có thể thưởng thức tất cả món ngon các nước
Có những phiên bản “mini” của các thành phố, các nền văn hoá lớn trên thế giới cực kì độc đáo và hấp dẫn.
Bạn không phải bay sang Nhật để tận hưởng một tô mì ramen “chính gốc”, không phải lặn lội đến Trung Quốc để thử chén chè hột gà trứ danh…Tất cả đều gói gọn trong những con phố rất nhỏ thôi. Hãy cùng chúng mình khám phá những khu phố ẩm thực của phiên bản mini thành thị ngoại quốc ở Sài Gòn nhé.!
Little Tokyo (Lê Thánh Tôn, Q.1).
Sài Gòn có một nơi gọi là “Tokyo thu nhỏ”, nằm trên đường Lê Thánh Tôn ở quận 1. Vào ban ngày, con phố có phần lặng lẽ và mang không khí hơi vội vã với các toà nhà, văn phòng và công ty Nhật. Thế nhưng khi màn đêm buông thì nơi này lại trở nên nhộn nhịp với những hàng quán, với ánh đèn nhiều màu, tiếng con người rôm rả cùng mùi thương thức ăn hấp dẫn. Nếu đến đây, bạn nhất định phải thử những món sau:
Takoyaki và Okonomiyaki (bánh xèo Nhật) là hai món rất hay đi với nhau và thường được bán ở những nhà hàng Nhật. Tuy nhiên takoyaki vốn là món ăn đường phố mà, nên để “chuẩn” hương vị thì nên ghé vào những hàng quán khuất trong hẻm hay những xe đẩy, và ở little Tokyo thì có cực nhiều những quán như thế.
Những quán ramen ở đường Lê Thánh Tôn hầu hết đều thuộc về chủ người Nhật. Và có một sự thật là nước ramen theo kiểu người Nhật chính gốc sẽ khá mặn, và bạn sẽ nhận ra điều này ở bất kì hàng mì ramen nào tại little Tokyo. Có nhiều ý kiến trái chiều về món mì này, và phần lớn cho rằng nó không hợp khẩu vị người Việt. Tuy nhiên nếu đã đến đây thì ramen “chuẩn” Nhật vẫn là một món nên thử.
Bánh ngọt Nhật Bản là một phạm trù hấp dẫn với những chiếc bánh vừa bắt mắt vừa tinh tế, hương vị lại mang theo nét riêng của xứ Phù Tang nhờ vào những cánh hoa đào khô hoặc bột trà xanh chính gốc. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều chiếc bánh ngọt có sử dụng cánh hoa đào ở đây đấy.
Phố Tây (Bùi Viện, Q.1)
Không rõ từ khi nào, hay vì sao, mà phố Bùi Viện lại tập hợp rất nhiều du khách phương Tây. Không chỉ là một nơi nghỉ ngơi, vui chơi tạm thời mà đã có rất nhiều bạn bè quốc tế từ khắp nơi trên thế giới đã chọn ở lại và lập nghiệp ở con phố nhỏ này.
Nếu có dịp đến đây, bạn nên ăn thử món Steak bò của một quán nhỏ nằm trong hẻm 40 Bùi Viện. Quán đã có thâm niên hơn 7 năm, có chủ nhân là một đầu bếp người Úc. Hầu hết các nguyên liệu ở đây đều nhập trực tiếp từ nước ngoài về nên các món của quán đều mang hương vị và phong cách phương Tây.
Ngoài ra, cũng cùng trong con hẻm số 40 này, có món hamburger thịt bò Mỹ và Kebab mà ai cũng nên thử một lần. Mỗi miếng thịt nướng trong bánh hamburger đều được đảm bảo đúng 90 gram không hơn không kém. Đặc biệt, khi bán cho người Việt Nam, món nào ở đây cũng được giảm 30% cả.
Khu người Hàn ( Phú Mỹ Hưng, Q.7).
Gần khu Phú Mỹ Hưng quận 7, nếu có dịp đi ngang đoạn đường này, có lẽ bạn sẽ thấy cực kì nhiều những cửa hàng, quán ăn, công ty có chữ Hàn Quốc. Đây chính là một góc Hàn Quốc thu nhỏ của Sài Gòn đấy. Bạn có thể thấy từ kiến trúc, cách trang trí cửa hàng, cửa kính và bày biện nội thất bên trong. Nếu ai xem drama Hàn Quốc nhiều sẽ thấy cảnh này cực quen thuộc đấy.
Bingsu ở khu phố người Hàn có điểm đặc biệt là phần đá bào không chỉ được làm từ nước không, mà được làm từ những khối sữa tươi đông lạnh bào ra nên có vị rất ngọt và đậm, thơm mùi sữa kem. Trái cây ở đây cũng khá tươi, topping đậu đỏ và bánh nếp chuẩn vị Hàn.
Khi nhắc đến Hàn Quốc thì chắc chắn không thể bỏ qua gà rán kiểu Hàn rồi. Ở đây có rất nhiều quán gà Hàn Quốc, nhưng khác với những quán của thương hiệu lớn thì hầu hết quán ở khu này đều là quán riêng biệt được mở bởi những người chủ Hàn Quốc. Đặc biệt, nhiều quán có món cơm nắm rong biển rất thơm, ăn cùng gà rán cực hợp vị.
Một điểm đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Hàn ấy là cửa hàng tiện lợi. Cửa hàng tiện lợi ở Hàn có rất nhiều, là nơi giới trẻ thường xuyên tới lui nên hiển nhiên là món ăn gì cũng có. Những mặt hàng ở các chuỗi cửa hàng này cực đa dạng và hấp dẫn sẽ khiến bất kì tín đồ cuồng ăn vặt phải mê mẩn. Bạn còn có thể tìm thấy rất nhiều món ăn yêu thích của các idol K-pop ở đây đấy.
Phố người Hoa (Q.5)
Là con phố có “thâm niên” lâu đời của Sài Gòn, không ai không biết quận 5 là chốn cư ngụ của rất nhiều đồng bào gốc Hoa. Ở đây, ta có thể tìm thấy vô số những món ăn truyền thống thường hay thấy trên phim truyền hình Trung Quốc, Hồng Kông, và sau đây là top những món bạn nhất định thử khi đi ngang quận 5:
Bánh hẹ ngọt và thơm mùi hẹ, được trộn chung với nhân thịt bằm, nhân khoai môn, chiên lên hoặc hấp đều ngon. Bánh chiên có vị giòn giòn khi ăn nóng, bánh hấp lại càng thơm và ngậy. Bánh hẹ là món ăn có xuất xứ Trung Hoa mà bạn nên thử.
Không cần phải nói nhiều về dimsum nữa, đây là một món ăn quá nổi tiếng với người Sài Gòn rồi. Tuy nhiên có một sự thật là chỉ dimsum ở quận 5 mới “chuẩn vị” Trung Hoa thôi.
Đối với những fan của tiểu thuyết, phim ảnh và văn hoá Trung Hoa nói chung thì hẳn chẳng lạ gì với món chè trứng gà nữa nhỉ? Chè trứng gà bùi bùi thơm thơm, được người bán “theo thời thế” thêm trân châu dẻo dai là món nhất định phải thử ở phố người Hoa Sài Gòn đấy.
Ẩm thực Ấn Độ không chỉ có mỗi cà ri và món hầm, còn có vô số những món tráng miệng vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn khác dành cho bạn chiêm ngưỡng.
Nhắc đến ẩm thực Ấn Độ, đa số chúng ta sẽ chỉ nghĩ đến cà ri và các món hầm nồng hương gia vị khác. Thế nhưng, bên cạnh các loại gia vị, người Ấn Độ còn có rất nhiều món tráng miệng ngọt ngào và hấp dẫn khác. Có thể bạn không biết, chữ “sugar” ở tiếng Anh hay “sucre” ở tiếng Pháp đều có nguồn gốc từ “sakhar” trong tiếng Phạn dùng để chỉ đường. Mặt khác, chữ “candy” chỉ kẹo trong tiếng Anh cũng xuất phát từ “khanda” của tiếng Phạn – nghĩa là mật mía.
Món tráng miệng, đồ ngọt truyền thống trong tiếng Ấn Độ được gọi chung là “Mithais”. Những văn tự cổ xưa bằng tiếng Phạn đã sớm nhắc đến Mithais là món ăn hiến tế dành cho thần linh. Điều đó chứng tỏ những món tráng miệng ngọt ngào, làm từ đường, mía, bơ sữa, hạt, trái cây đã có mặt trong đời sống người dân Ấn Độ từ rất lâu đời.
Laddu
Laddu là món ăn phổ biến nhất trong các lễ hội ở Ấn Độ. Những chiếc bánh nhỏ xinh này được làm từ bột mì nhào, bột đậu xanh, dừa nạo. Hỗn hợp sẽ được viên thành hình tròn rồi nấu chín trong Ghee – một loại bơ béo đặc biệt của người Ấn Độ. Ở một số vùng, Laddu sau khi nấu xong sẽ được bao thêm vừng rang hoặc dừa nạo ngọt ngào. Laddu thường được sử dụng như lễ vật dâng lên các vị Thần, rồi sau đó sẽ được phân phát cho người đến dự lễ hội.
Kheer
Trên thực tế, ẩm thực Ấn Độ sử dụng khá nhiều bơ sữa, phần lớn được nấu cùng các nguyên liệu khác để tạo thành món ăn. Kheer là một trong những món ngọt đặc sắc của quốc gia này, gồm có gạo nấu với sữa, đường, sau đó được trang trí bằng nghệ tây, thảo quả, trái cây khô và các loại hạt. Bánh pudding gạo sữa này có khá nhiều tên gọi ở Ấn Độ, có thể là Kheer, Phirni hoặc Payasam ở những vùng miền khác nhau.
Geylang Tường Xanh – Ẩm thực Singapore
Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, quán ăn này chuyên phục vụ món Singapore. Với bánh bao trứng sữa, cháo ếch, chân gà tàu xì, há cảo tôm tươi, xíu mại…, bạn sẽ như tìm thấy được vị ngon ẩm thực từ đảo quốc Sư Tử. Giá món ăn dao động từ 40.000 đến 120.000 đồng.
Không gian của quán tương đối nhỏ, nhìn hơi cổ nhưng mát mẻ, thoải mái, thích hợp để tụ họp gia đình, bạn bè. Vào những ngày cuối tuần, quán thường khá đông nên tốt nhất bạn nên đặt chỗ trước.
Bollywood – Ẩm thực Ấn Độ
Nằm ngay đường Tôn Thất Đạm, quận 1, đây là địa điểm nhiều thực khách tìm đến mỗi khi muốn thưởng thức các món ăn ở Ấn Độ. Thực đơn ở đây đa dạng nên nếu đến lần đầu và chưa biết gì về ẩm thực Ấn, bạn nên hỏi nhân viên để được tư vấn các món hấp dẫn.
Một số món gợi ý là cà ri cừu ăn kèm với bánh mì có phết bơ tỏi hay masala dosa khá giống với bánh xèo Việt nhưng có lớp vỏ giòn tan, bên trong gồm nhân cuộn với cà ri, sốt dừa… Món ăn ở quán được nhiều thực khách đánh giá ngon và có mức giá từ 50.000 đến 100.000 đồng.
Tapas – Ẩm thực Tây Ban Nha
Nhiều du khách có thể không xa lạ gì với Tây Ban Nha nhưng về ẩm thực vẫn còn chưa quen thuộc với người Việt Nam. Nếu bạn muốn được ăn các món đặc trưng ở Tây Ban Nha, có thể đến Tapas trên đường Trần Khánh Dư, quận 1. Các món bạn nên thử qua là cơm vàng paella, tapas bạch tuộc, gà chiên tỏi ớt, bánh khoai tây trứng, bánh gạo sốt sữa… Giá một món từ 50.000 đến 100.000 đồng.
Ẩm thực Chăm giữa Sài Gòn
Người Chăm luôn quan niệm ẩm thực gắn liền với phong tục tín ngưỡng cùng các hội hè đình đám. Những con vật được giết mổ để cúng tế Thần – Yang Chăm phải được chính các sức Chăm đảm nhiệm trong việc cắt tiết và kèm theo vài lời cầu khấn trang trọng. Do đó, nhiều món ăn chỉ xuất hiện trong cúng tế thần linh. Để thưởng thức những món ăn độc đáo này, du khách phải ghé các làng Chăm trong những ngày hội lớn như lễ hội Kate, lễ hội Rija Nagar…
Người Chăm theo tôn giáo Bà La Môn kiêng thịt bò và tôn giáo Bà Ni kiêng thịt heo, nên ẩm thực người Chăm chủ yếu là thịt dê và thịt trâu. Trong đó, nước xáo thịt dê và trâu xào lá cà ri là những món ăn đậm nét ẩm thực truyền thống Chăm.
Nước xáo thịt dê
Nước xáo thịt dê là món ăn truyền thống đặc trưng mà bất kỳ người Chăm nào cũng biết và từng được thưởng thức trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết nấu và nấu ngon đặc sắc bởi nó tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của mỗi phụ nữ Chăm.
Người Chăm có câu “Nước xáo làng Đá Trắng, canh môn làng Hữu Đức”, nói lên đặc trưng chế biến món ngon của mỗi làng Chăm và chỉ các làng ấy mới nêm nếm được những khẩu vị đặc sắc của riêng từng món ăn.
Dê dùng trong lễ hội phải được để nguyên con và thịt để cúng tế phải là thịt luộc. Do vậy nước luộc thịt dê được dùng để chế biến món nước xáo thịt dê ăn kèm với thịt.
Nguyên liệu để chế biến món này bao gồm gạo rang, lá me non, cà chua cùng với các phụ gia đi kèm như muối, bột ngọt, ớt… Sau khi thịt dê chín vớt ra, nước luộc còn lại cho vào gạo rang, lá me non, cà chua và nêm nếm cho vừa khẩu vị là dùng được.
Món rau ăn kèm với nước xáo thịt dê không thể thiếu là cây chuối non xắt nhỏ trộn với lá lốt, người Chăm gọi là giem. Sự hài hòa giữa rau giem với nước xáo và thịt dê làm cho món ăn thêm đậm đà và trông hấp dẫn hơn.
Thịt trâu xào lá càri
Thịt trâu xào lá cà ri là món ăn dân gian truyền thống của người Chăm, không dùng trong cúng tế mà được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Theo truyền thống, 7 năm một lần người Chăm làm lễ tế thần linh bằng một con trâu trắng. Nhưng ngày nay, người Chăm đã đơn giản hóa mâm lễ cúng bằng dê hoặc gà.
Thịt trâu thái nhỏ được ướp với phụ gia như muối, bột ngọt và một ít phẩm màu do người Chăm tự chế biến. Đầu bếp xào tái qua lửa rồi vò nhẹ lá cà ri non để tạo mùi thơm thoang thoảng hòa quyện với thịt xào. Món ăn có màu xanh của lá và màu tái của thịt trông đậm đà và đẹp mắt.
Đặc biệt khu vực Ninh Thuận mọc rất nhiều cây cà ri rừng, nên để món ăn thơm ngon đúng vị người chế biến phải dùng chính lá cây của vùng rừng núi nơi đây.
Ngày nay, một số bộ phận người Chăm di cư vào Sài Gòn đã mang theo tinh hoa văn hóa ẩm thực đến giao lưu, truyền đạt và phổ biến ở đây. Muốn thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Chăm Ninh Thuận ở Sài Gòn, thực khách có thể ghé Quán Ẩm thực Chăm SuSu – Số 21 Diệp Minh Châu, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. Là một quán bình dân do chính người Chăm Ninh Thuận chế biến, bạn có thể yên tâm phần nào về hương vị đặc trưng Chăm mà ở Sài Gòn không nơi nào có được.
Nhắc đến văn hóa Chăm, lâu nay chúng ta thường nghĩ đến các cụm tháp Chăm nằm dọc dải đất miền Trung nắng gió, quen thuộc lễ hội Katê hoành tráng đầy sắc màu, hay các điệu múa apsara huyền ảo mà say đắm, chứ ít ai biết đến người Chăm cũng đang sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và độc đáo. Nguyên do chính là mãi đến hôm nay, giới nghiên cứu chưa có một công trình nào quy mô và đầy đủ về lĩnh vực này.
Vậy mà Kiều Maily – vốn được biết đến như một nhà thơ trẻ tiềm năng – đã liều lĩnh dấn mình vào bộ phận văn hóa khó nhằn này của dân tộc mình.
Độc đáo ẩm thực Chăm diễn trình trên 184 trang in khổ 18x22cm với 106 ảnh màu minh họa và 96 món ăn gồm đủ cách nấu như: canh, kho, xào, nướng, luộc, gỏi, hấp… cho đến các phương pháp chế biến mắm, muối hay các món tráng miệng như: bánh, chè và cả thức uống như: rượu, chè… được trình bày rất khoa học. Điều đặc biệt, trong văn hóa ẩm thực Chăm có khá nhiều món chỉ được làm ra để phục vụ tôn giáo tín ngưỡng khác nhau nên cách dùng chúng cũng được tác giả đề cập đến, dù ngắn nhưng khá đầy đủ.
Độc đáo ẩm thực Chăm có ích cho cộng đồng ngoài Chăm: Có ai biết xuất xứ mắm Chăm? Có ai hay Chăm có mắm cá lòng tong mưthin ritong hay có loại cơm trộn lithei jrau với cháo chua abu mưtham. Sách còn cung cấp kiến thức về ẩm thực dân tộc cho chính người Chăm. Bởi cộng đồng Chăm miền Nam Trung bộ không hề biết người đồng tộc mình ở An Giang có cà ri Chăm Châu Đốc kari cam mưrong, tung lò mò nướng tung rilo limo am hay các món bánh như: bánh linh ahar k’ling, bánh ahar tapei kagah, bánh ahar hanam parang…
Và ngược lại các món như: gỏi dông lá giang liba ajah hala dang, canh chua đặc với cá tràu và cà tím ia mưtham Ikan cakleg… hoàn toàn xa lạ với người Chăm ở Nam bộ.
Độc đáo ẩm thực Chăm không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, một vùng miền mà bao quát được cả ba vùng miền cư dân Chăm. Tác phẩm được trình bày có hệ thống, gãy gọn và đầy đủ với những hình ảnh đẹp và sinh động. Chắc chắn Độc đáo ẩm thực Chăm sẽ là tác phẩm công cụ rất tiện ích vừa cho công tác nghiên cứu lẫn việc vận dụng trong đời sống.
Ẩm thực khmer;
Có lẽ đây là ngôi chợ duy nhất mang dáng dấp Campuchia còn sót lại ở nội thành TPHCM…
Ngôi chợ độc nhất ở Sài Gòn
Tiếng gọi là chợ Miên (Campuchia) nhưng tên gọi thật của nó là chợ Lê Hồng Phong.
Muốn vào chợ Miên phải đi bằng 2 ngã. Đi từ hẻm 374 hoặc hẻm 382 Lê Hồng Phong hay từ đường Hồ Thị Kỷ (P.1 Q.10 TP.HCM) thẳng vào. Nằm trong con hẻm dài xuyên qua khu dân cư rộng lớn, chợ có hàng trăm gian hàng bán đủ các mặt hàng thực phẩm và nhiều món ăn của khắp mọi miền đất nước.
Sắc thái Miên trong ngôi chợ rất dễ tìm thấy. Nổi bật nhất là 2 gian hàng, sạp khô Hai Nhỏ và Tư Xê bún num bo chóc. Hàng hóa được người bán trưng bày rất bắt mắt. Những con khô, những tô bún, những trái chuối nướng, ly chè đậm chất Miên dễ dàng đập vào mắt những ai dạo chợ.
Chủ của 2 gian hàng này đều có nhà gần chợ. Bà con tiểu thương trong chợ đều xác nhận, họ là những người có gốc gác từng sinh sống nhiều năm ở Nam Vang (Phnom Pênh) trở về đây buôn bán những mặt hàng đặc trưng được nhập từ xứ chùa Tháp.
Điều ấn tượng, khi tiếp xúc dù không mua hàng những người bán tại 2 gian hàng này rất lịch sự, vui vẻ giải thích những thắc mắc mà chúng tôi nêu ra…
Chị Ngô Thị Xinh, 50 tuổi của gian hàng Tư Xê kể lại: “năm ấy tôi còn rất nhỏ theo gia đình trở về Sài Gòn. Sau này mới biết, thời điểm này tướng Lon Nol làm đảo chính lật đổ vương triều Sihanouk. Sau khi lên cầm quyền, Lon Nol mở nhiều cuộc tàn sát nhắm vào người Việt. Chính quyền Lon Nol sát hại hàng nghìn người Việt ngay tại Phnôm Pênh. Lon Nol còn ban luật chỉ cho phép người gốc Việt đi lại từ 7 giờ sáng đến 11 giờ sáng. Một số nghề phổ thông bị cấm đoán khiến sinh hoạt của cộng đồng người Việt bị tê liệt. Lon Nol còn ra lệnh thiết lập một số trại tập trung cho người dân gốc Việt, giam giữ hơn 30.000 người sau tăng lên đến 90.000. Họ bị ép hồi hương. Con số người chết do cáp-duồn (chặt đầu) có thể lên đến 3.000-4.000 người, sau đó thả trôi sông xuôi dòng Bassac về Việt Nam.
Hiện nay, chợ Miên được “khoác áo” mới là chợ Lê Hồng Phong. Hàng trăm gian hàng, sạp chợ được phát triển với nhiều ngành hàng phong phú đa dạng. Những người bán hàng gốc Campuchia vẫn còn nhưng co cụm lại với những mặt hàng thực phẩm và những món ăn dân dã đặc trưng…
Văn hóa: – Con người nơi đây thân thiện, dễ mến
– Nổi tiếng với nhiều quán ăn ngon
– Đô thị sông nước tấp nập, đông vui
– Có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch (VD: Nhà thờ Đức Bà)
—————————————–
Ẩm thực: – Văn hóa ẩm thực độc đáo, mới lạ:
+ Cơm Tấm
+ Bánh tráng trộn
+ Hủ tiếu
+,….,….
——————————————-
Trang phục: – Thường mặc:
+ Áo dài truyền thống
+ Áo phông kết hợp quần sooc
+ Váy đầm liền, chân đầm xòe
+,…..,…..
họk tốt