– Em hãy nhận xét tình hình Châu Á hiện nay ? – Vì sao nói Châu Á có những vị trí chiến lược quan trọng ?

– Em hãy nhận xét tình hình Châu Á hiện nay ?
– Vì sao nói Châu Á có những vị trí chiến lược quan trọng ?

0 bình luận về “– Em hãy nhận xét tình hình Châu Á hiện nay ? – Vì sao nói Châu Á có những vị trí chiến lược quan trọng ?”

  1. Hiện nay, dù đánh giá từ phương diện nào, khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TBD) đều có ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới. Thật vậy, diễn biến tình hình ở khu vực này thu hút nhiều sự chú ý nhất của thế giới. Ngoài việc kinh tế khu vực châu Á – TBD có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu, khu vực này vừa là điểm hội tụ mâu thuẫn vừa là điểm hội tụ lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ, xu hướng cạnh tranh và hợp tác Trung – Mỹ tại khu vực này đã có những tác động đến toàn cầu; hơn thế trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông) liên quan đến lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc (chủ quyền lãnh thổ), Trung Quốc ngày càng chủ động “ra đòn”; khu vực Đông Bắc Á nguy hiểm dồn dập, hiện nay dù chưa đến mức hình thành cơ cấu đối đầu giữa Mỹ – Nhật – Hàn và Trung – Nga – Triều, nhưng việc các mối quan hệ trong khu vực Đông Bắc Á thiếu đi sự bàn bạc và hợp tác cũng khiến tình hình có rủi ro mất kiểm soát. Phòng ngừa bất ổn và chiến tranh luôn là mục tiêu và nỗ lực hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với khu vực này.

    Xét trên góc độ địa – chính trị và địa – kinh tế thì khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp giáp với nhiều đại dương, trong đó Thái Bình Dương là “cửa ngõ” nối liền Mỹ với thế giới. Hiện nay, dân số ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước; dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới.

    Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển. Từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng. Đây là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, có thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Hiện nay, xuất khẩu ở khu vực này chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3, quy mô kinh tế chiếm hơn một nửa. Theo dự báo của công ty Goldman Sachs, trọng tâm kinh tế thế giới có thể nhanh chóng chuyển dịch sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2027. Đến năm 2050, 4 quốc gia châu Á và 8 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương sẽ nằm trong danh sách những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nền kinh tế Đông Á lúc đó sẽ vượt xa Bắc Mỹ và châu Âu.

    Chúc bạn học tốt nha loại hộ mih những ý ko cần thiết nha

    Bình luận
  2. Tình hình châu Á: Về kinh tế, mặc dù tiếp tục là “điểm sáng” về tăng trưởng, động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, song châu Á – Thái Bình Dương vẫn tồn tại nhiều rủi ro có thể cản trở đà tăng trưởng kinh tế khu vực. Trên khía cạnh an ninh – chính trị, châu Á – Thái Bình Dương về cơ bản vẫn duy trì được môi trường hòa bình, ổn định, tuy nhiên an ninh khu vực đang đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn, thách thức sự ổn định ở khu vực. Các chuyên gia cho rằng, những diễn biến phức tạp đó nhiều khả năng để lại các hệ lụy không nhỏ cho những năm tiếp theo.

    rong xu thế vận động của thế giới năm 2018, vị thế “trung tâm” toàn cầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục được duy trì và phát triển, mặc dù còn một vài “điểm tối” nhỏ nhưng “gam màu sáng” tiếp tục là đặc điểm chủ đạo trong bức tranh tổng thể về kinh tế. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng cùng những thay đổi về sản xuất, các nguồn lực được phân bổ lại giữa các lĩnh vực và các quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc đã khiến hàng chục triệu người bị mất việc làm và buộc phải tìm công việc mới. Tăng trưởng thương mại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương chậm lại sau nửa đầu năm 2018 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này dự báo tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2019 sau khi đã giảm 4% trong năm 2018 (1). Tuy nhiên, triển vọng kết thúc đàm phán thỏa thuận thương mại lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 06 đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc có thể bù đắp phần lớn thiệt hại kinh tế do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc gây ra.

    Với sự dịch chuyển sang nền kinh tế dịch vụ, các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực đang nằm trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu với mức tăng trưởng dự báo vào khoảng 6,5% giai đoạn 2018 – 2019 và tiếp tục đóng góp hơn 50% tăng trưởng toàn cầu hằng năm. Các quốc gia đông dân nhất thế giới, như Trung Quốc, Ấn Độ đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Những thị trường tăng trưởng mới này là động lực cho các xu hướng lớn nhất trong công nghệ, thương mại và tài chính. Trong xu thế phát triển chung, châu Á – Thái Bình Dương hiện có vai trò và tác động tích cực cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. Theo Công ty kiểm toán PwC, đến năm 2050, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có trị giá 58.000 tỷ USD, Ấn Độ là 44.000 tỷ USD, Mỹ: 34.000 tỷ USD. Với lực lượng lao động lớn thứ 3 trên thế giới, 10 nước thành viên của ASEAN được dự báo sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới.Trong năm 2018, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến sự đối đầu gay gắt trong cặp quan hệ Mỹ – Trung Quốc trên lĩnh vực thương mại mà đỉnh điểm là vào tháng 7-2018 với việc Mỹ chính thức áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc và nóng trở lại vào đầu tháng 12-2018 sau vụ nữ Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei bị bắt tại Canada. Quan hệ Mỹ – Nga vẫn căng thẳng liên quan đến nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, như Mỹ cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, vụ điệp viên hai mang của Nga bị đầu độc tại Anh, Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)…; tuy nhiên, các quan chức cấp cao hai bên cho rằng mối quan hệ này vẫn có thể được cải thiện thông qua đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn. Quan hệ giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc được củng cố, thắt chặt hơn nữa trong cơ chế “Bộ tứ” được hình thành nhằm kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nga – Trung Quốc ngày càng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược trên nhiều lĩnh vực nhằm đối phó với sức ép từ Mỹ trong bối cảnh Mỹ tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga và tăng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2018…; song nhiều chuyên gia nhận định, mối quan hệ giữa hai cường quốc này thực chất là liên minh “bề nổi” do hai bên vẫn tồn tại nhiều vấn đề lịch sử cũng như căng thẳng trong việc cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực.

    nói Châu Á có những vị trí chiến lược quan trọng vì:Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển. Từ khi bước vào thế kỷ XXI đến nay, kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng. Đây là một trong những khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, có thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Hiện nay, xuất khẩu ở khu vực này chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3, quy mô kinh tế chiếm hơn một nửa. Theo dự báo của công ty Goldman Sachs, trọng tâm kinh tế thế giới có thể nhanh chóng chuyển dịch sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2027. Đến năm 2050, 4 quốc gia châu Á và 8 quốc gia ven bờ Thái Bình Dương sẽ nằm trong danh sách những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nền kinh tế Đông Á lúc đó sẽ vượt xa Bắc Mỹ và châu Âu.

    Khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Thứ nhất, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1.000 tỷ USD. Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt là chủ nợ lớn thứ nhất và thứ hai của Mỹ. Mọi hoạt động mua bán trái phiếu Mỹ của hai nước này đều tác động với hiệu quả thực tế đối với chính sách kinh tế của Mỹ. Ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nằm trong số 7 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ H. Clin-tơn tuyên bố: “Về kinh tế, Mỹ không thể tách rời khu vực này. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các công ty Mỹ sang các nước châu Á – Thái Bình Dương lên tới 320 tỷ USD, đồng thời tạo cơ hội việc làm lương cao cho hàng triệu lao động Mỹ”.

    Bình luận

Viết một bình luận