em hãy nói về cái chết của lão hạc (có nói giảm nói tránh nhe)

em hãy nói về cái chết của lão hạc (có nói giảm nói tránh nhe)

0 bình luận về “em hãy nói về cái chết của lão hạc (có nói giảm nói tránh nhe)”

  1. Cho2007………..

    Nam Cao là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học hiện thực của nước ta những năm trước và sau cách mạng tháng Tám. Trong mỗi tác phẩm của mình Nam Cao đều thể hiện sự trăn trở của mình với những số phận con người nghèo khổ, bị xã hội bần cùng, bức bách tới chân tường không lối thoát.

    Tác phẩm “Lão Hạc” thể hiện sự bần cùng, không lối thoát phải tìm tới cái chết cay đắng tủi nhục của một người nông dân chân chất, hiền lành thật thà. Nhưng lại có những phẩm chất vô cùng tốt đẹp , đáng quý. Thông qua tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến đã tàn ác bóc lột người nông dân tới tận cùng, khiến họ không còn lối thoát phải tìm tới cái chết.

    Trong tác phẩm này Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh lão Hạc với những phẩm chất cao quý, thương yêu con trai của mình ,hiền lành, phúc hậu, có lòng tự trọng hơn người. Hình ảnh cái chết của lão Hạc ở cuối truyện ngắn khiến người đọc vừa đau xót, xúc động vừa trào dâng sự căm phẫn bởi chế độ xưa quá tàn ác, đã khiến cho một ông lão nghèo khó, hiền lành phải tự mình tìm tới cái chết trong tức tưởi để bảo toàn được những gì mình đang có.

    Chính chế độ phong kiến, những tên địa chủ cường hào ác bá đã đẩy lão Hạc tới cái chết. Chỉ có cái chết mới khiến lão thanh thản, chỉ có cái chết lão mới có thể giữ được mảnh đất hương hỏa là tài sản duy nhất lão có, để trao tới tay con trai lão. Hình ảnh lão Hạc một người đàn ông già nua khắc khổ, bị góa vợ từ khi còn trẻ, cuộc sống nghèo khó chung. Cả làng nghèo khổ không riêng gì lão, nhưng hoàn cảnh lão có chút đặc biệt hơn đôi chút.

    Lão không có người thân bên cạnh, lão mất vợ đã lâu có một người con trai nhưng xin đi đồn điền cao su từ lâu. Nên lão chỉ sống có một mình cùng với con chó mà con trai lão đã mua và để lại nhà trước khi đi xa. Con chó là người bạn, người tâm giao tri kỷ duy nhất của lão. Ngày ngày lão ăn gì nó ăn nấy, lão thương nó như con trai mình vậy.

    Ngày ngày lão chăm sóc con chó nói chuyện, tâm sự với nó như lão đang nói chuyện tâm sự với con trai mình vậy. Lão vẫn thầm mong con trai mình sẽ về, và lão sẽ để lại mảnh vườn này để sau này con trai lão về có lấy vợ còn có chỗ mà sinh sống. Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước lâm nguy, nạn đói hoành hành, nhiều lúc lão phải ăn củ mài, củ chuối cho qua bữa. Sống cơ cực lay lắt như ngọn đèn trước gió, không biết sẽ tắt lúc nào.

    Nhưng điều đó cũng không làm cho lão nghĩ tới cái chết, lão vẫn cố gắng cầm cự, chống chọi lại với những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng chỉ tới khi lão Bá Kiến nhăm nhe muốn cướp mảnh vườn của nhà lão, thì lão thật sự hoang mang. Lão luôn muốn để dành mảnh vườn cho con trai mình, nhưng lão Bá Kiến suốt ngày gạ mua rồi không được. Lão Bá Kiến mưu toan cài bẫy để cướp lấy mảnh vườn của lão. Chúng đang âm mưu để cho lão vào tù, nếu lão không muốn vào tù thì phải gán nợ mảnh vườn làm cứu cánh.

    Lão Hạc là người thông minh, nên đã linh cảm thấy điều chẳng lành đang chờ đợi mình phía trước, để bảo toàn mảnh vườn tài sản duy nhất của con lão thì lão buộc lòng đi trước một bước. Chỉ có khi lão chết thì bọn Bá Kiến mới buông tha cho cuộc sống của lão được yên ổn, thanh thản. Nghĩ vậy lão quyết định bán con chó đi, người bạn duy nhất, người tâm giao tri kỷ đi. Rồi sau đó lão đi sang nhà Binh Tư xin bả chó. Thấy lão xin bả chó Binh Tư ngạc nhiên lắm tưởng lão bần cùng sinh đạo tặc, không còn giữ được phẩm chất cao quý của mình nữa.

    Nên hắn còn đùa nếu ông kiếm được gì nhớ chia cho hắn với nhé. Lão Hạc chỉ cười buồn bảo hắn trưa mai qua nhà lão uống rượu, ăn thịt chó. Rồi lão qua nhà thầy giáo, người hàng xóm thân thiết cũng là người lão vô cùng kính trọng bởi nhân cách sống đúng mực của thầy giáo . Lão qua nhờ anh giáo giữ hộ giấy tờ mảnh đất khi nào con trai lão về thì đưa lại cho nó. Và lão còn gửi anh giáo một ít tiền phòng khi lão ốm đau qua đời thì làm ma chay giúp lão.

    Một người đàn ông lo lắng chu toàn, và có lòng tự trọng cao độ. Lão biết trong thời buổi này không nên làm phiền hàng xóm về tiền bạc bởi ai cũng nghèo khổ cả. Chính vì vậy, lão chết đi rồi còn gửi tiền trước nhờ người làm ma chay cho mình. Trưa hôm sau, Binh Tư sang nhà thầy giáo gọi thầy giáo sang nhà lão Hạc uống rượu thịt chó, tới nơi thì thấy lão Hạc đang quằn quại trong cơn đau. Lão đã ăn bả chó tự tử, một cái chết đau đớn.

    Chính cái chết của lão Hạc là sự minh chứng cho những bế tắc của thời đại. Đồng thời giải phóng chính bản thân lão ra khỏi những khó khăn. Lão chết đi vì mong ước muốn để dành những gì tốt đẹp nhất cho người con trai duy nhất của mình. Một tình cảm của người cha thương con vô bờ bến, bao la bát ngát.

    Truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với bi kịch là cái chết của nhân vật chính, nhưng lại gợi mở trong lòng người vô cùng nhiều cảm xúc, nghẹn ngào, cho số phận của một người nông dân chân chất, hiền lành, có lòng tự trọng cao quý.

    Bình luận
  2. Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo .

    Bình luận

Viết một bình luận