Em hãy phân tích giá trị của văn học, nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XIX
0 bình luận về “Em hãy phân tích giá trị của văn học, nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XIX”
– Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
– Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.
Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở Việt Nam càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Bọn quan lại tham nhũng được tác giả vạch trần. Cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân được tác giả ngợi ca.
Có thể kể thêm các tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu… Ngoài ra, có nhiều truyện Nôm khuyết danh. Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ.
Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
Nghệ thuật
Văn nghệ dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo phổ biến khắp nơi, nhất là các dịp hội làng. Ở miền xuôi có các làng điệu quan họ, hát trống quân, hát lý, hát dặm, hát bội… Ở miền núi, có hát lượn, hát khắp, hát xoan…
Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước (tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu…), trong đó nổi tiếng nhất là tranh Đông Hồ ở (Bắc Ninh).
Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở thời kì này là chùa tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Sang thế kỉ XIX, có cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn ở Văn Miếu (Hà Nội)…
Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý.
Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước Việt Nam. Chùa Tây Phương có 18 tượng vị tổ với những phong cách khác nhau. Trong cung điện Huế có 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác.
– Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đặc biệt là hát tuồng và hát chèo.
– Nghệ thuật tranh dân gian mang đậm bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước, toát lên nét đẹp trong đời sống lao động sản xuất ở nông thôn, thể hiện niềm lạc quan yêu đời.
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao, đặc biệt, nghệ thuật tạc tượng ở thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian.
Ví dụ: Chùa Tây phương là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị. Các pho tượng dựa theo đề tài trong sự tích Đạo Phạt nhưng vẫn thể hiện những con người Việt Nam rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy.
Văn học
Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở Việt Nam càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Bọn quan lại tham nhũng được tác giả vạch trần. Cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân được tác giả ngợi ca.
Có thể kể thêm các tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu… Ngoài ra, có nhiều truyện Nôm khuyết danh. Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ.
Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
Nghệ thuật
Văn nghệ dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo phổ biến khắp nơi, nhất là các dịp hội làng. Ở miền xuôi có các làng điệu quan họ, hát trống quân, hát lý, hát dặm, hát bội… Ở miền núi, có hát lượn, hát khắp, hát xoan…
Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước (tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu…), trong đó nổi tiếng nhất là tranh Đông Hồ ở (Bắc Ninh).
Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở thời kì này là chùa tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Sang thế kỉ XIX, có cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn ở Văn Miếu (Hà Nội)…
Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý.
Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước Việt Nam. Chùa Tây Phương có 18 tượng vị tổ với những phong cách khác nhau. Trong cung điện Huế có 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác.