Em hãy phân tích hai nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Chế độ hôn nhân hiện nay đã khắc phục được những khuyết điểm gì của chế

By Josie

Em hãy phân tích hai nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Chế độ hôn nhân hiện nay đã khắc phục được những khuyết điểm gì của chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây? Theo em, chế độ hôn nhân cần bổ sung, đổi mới gì không? Vì sao?

0 bình luận về “Em hãy phân tích hai nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Chế độ hôn nhân hiện nay đã khắc phục được những khuyết điểm gì của chế”

  1. 1.

      Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

           -Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính.

           -Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.

           -Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí.

           -Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do li hôn.

     

    Thứ hai: Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng

           -Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu là không thể chia sẻ được.

           -Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự cào bằng, chia đôi…

    2.

           -Chế độ hôn nhân ngày nay với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến có sự khác nhau:

    Đối với chế độ hôn nhân hiện nay:

           -Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

           -Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng dựa trên tình yêu chân chính.

           -Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại một đến hai con.

    Đối với chế độ hôn nhân thời phong kiến:

           -Năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng

           -Hôn nhân chủ yếu do cha mẹ và mai mối sắp đặt

    3.

           -Theo em, chế độ hôn nhân chưa cần bổ sung, đổi mới gì cả.

           -Vì: Chế độ hôn nhân của nước ta đã rất tiến bộ, phù hợp cho văn hóa, phong tục và luật pháp của nhân dân Việt Nam hiện nay.

    Trả lời
  2. Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ. Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung và sinh con đẻ cái với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

    Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước.

    Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Ngoài ra còn tồn tại một số biến dị của hôn nhân khác như: Hôn nhân đa thê là việc một người đàn ông có thể kết hôn với nhiều vợ cùng lúc, hôn nhân đồng tính là việc hai người cùng giới tính kết hôn, hôn nhân tạm là việc 2 người chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, tảo hôn là việc người chưa đủ tuổi nhưng vẫn kết hôn, hôn nhân cận huyết là 2 người có họ hàng gần kết hôn với nhau… Tuy nhiên, hôn nhân 1 vợ – 1 chồng vẫn là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, được pháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khác (hôn nhân đa thê, Hôn nhân tạm, hôn nhân đồng tính) thì chỉ được chấp nhận ở một số ít quốc gia trong một số giai đoạn lịch sử, vì những kiểu hôn nhân biến dị đó tạo ra tác hại lâu dài cho văn hóa, đạo đức xã hội và trẻ em.

    Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định “Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng”. Như vậy có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ, các biến dị khác như hôn nhân đồng tính, hôn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến, và Luật hôn nhân và gia đình không công nhận những kiểu biến dị đó.  

    Trả lời

Viết một bình luận