0 bình luận về “em hãy thuyết trình di tích lịch sử Hồ Phi Tích”
Nhà thờ họ Hồ Phi Tích cách trung tâm thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An 63km về phía Bắc. Đi theo Quốc lộ 1A hướng ra Bắc (Vinh – Hà Nội), đi qua thị trấn Cầu Giát 2km đến ngã ba Quỳnh Hậu, rẽ phải theo đường liên xã, đi khoảng 3km là đến di tích (di tích tọa lạc ở đầu làng thuộc xóm 3, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là một công trình kiến trúc còn giữ được khá nguyên vẹn kiến trúc cổ kính thời Nguyễn, nơi tôn thờ và tưởng niệm chính Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích – danh nhân lịch sử tiêu biểu đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của quê hương đất nước trong mấy chục năm đầu thế kỷ XVIII. Ngoài ra, còn phối thờ các phu nhân và hậu duệ Hồ Phi Tự, Hồ Phi Huyền.
Kỳ bí vùng đất thiêng Tây Yên Tử
Chùa Tiên (Mậu Nam), ngôi chùa cổ xứ Thanh
Hoạt động văn hóa, du lịch tại Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 30 năm xây dựng và phát triển
Di tích lịch sử đền Bản Thổ
Đầu xuân khám phá chùa Thiên Mụ
Tình trạng xuống cấp di tích lịch sử – văn hóa đền Cửa Gan
Theo gia phả của họ Hồ đại tộc xã Quỳnh Đôi cho biết: Hồ Phi Tích là hậu duệ đời thứ 9 của Hồ Kha thuộc trung chi II của dòng họ Hồ đại tộc, tức là chi họ Hồ Phi, một chi họ đời nối đời khoa bảng, trung quân ái quốc. Cha là Hồ Thế Anh (còn gọi là Hồ Sĩ Anh) một người văn chương đức hạnh, thi đậu Giải nguyên hai lần, từng làm Tri huyện, huyện Kỳ Hoa, Hương Sơn, sau giữ chức Tham Chính xứ Thái Nguyên được tặng Thị Lang Bộ Hộ, phong tước Diễm Trạch Hầu. Mẹ là người họ Hồ tên là Từ Đức người làng Bèo Hậu (nay là xã Quỳnh Hậu), huyện Quỳnh Lưu.
Ông Hồ Phi Tích tên húy là Kỳ, sinh ngày 15 tháng 7 năm Ất Tỵ đời Vua Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 3, tại thôn Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, (nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Ngay từ nhỏ đã thể hiện là người thông minh mẫn tiệp, có chí khí. Tuổi thơ của Hồ Phi Tích đầy khó khăn vất vả, tuy cha làm quan nhưng là vị quan thanh liêm nên gia cảnh cũng bần hàn. Đặc biệt, là sau khi mẹ mất gia đình càng khó khăn hơn. Hồ Phi Tích đã vượt qua khó khăn để vươn lên học hành đậu đạt và từng bước khẳng định tên tuổi của mình trên con đường học vấn khoa danh.
Năm Giáp Tý, đời Vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà năm thứ 5 (1684) ông tham gia kỳ thi Hương và đỗ đầu xứ. Để có tiền trang trải việc học ông đã khăn gói lên đường ra Kinh đô Thăng Long tìm nơi dạy học, trong vòng 12 năm vừa học tập để tiếp tục thi Hội, thi Đình, lại vừa dạy học kiếm tiền, học trò theo học có đến 500 người. Lúc học tại Trường Quốc Tử Giám, ông là một trong bốn học trò đất Quỳnh Lưu thay nhau đứng đầu bảng và được suy tôn là “Quỳnh Lưu tứ hổ”. Năm Đinh Sửu (1697), đời Vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, Hồ Phi Tích tham gia thi Hội đậu Giải Nguyên và được bổ dụng làm quan Huấn Đạo phủ Quốc Oai.
Nhà thờ họ Hồ Phi Tích cách trung tâm thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An 63km về phía Bắc. Đi theo Quốc lộ 1A hướng ra Bắc (Vinh – Hà Nội), đi qua thị trấn Cầu Giát 2km đến ngã ba Quỳnh Hậu, rẽ phải theo đường liên xã, đi khoảng 3km là đến di tích (di tích tọa lạc ở đầu làng thuộc xóm 3, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là một công trình kiến trúc còn giữ được khá nguyên vẹn kiến trúc cổ kính thời Nguyễn, nơi tôn thờ và tưởng niệm chính Quỳnh Quận Công Hồ Phi Tích – danh nhân lịch sử tiêu biểu đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của quê hương đất nước trong mấy chục năm đầu thế kỷ XVIII. Ngoài ra, còn phối thờ các phu nhân và hậu duệ Hồ Phi Tự, Hồ Phi Huyền.
Theo gia phả của họ Hồ đại tộc xã Quỳnh Đôi cho biết: Hồ Phi Tích là hậu duệ đời thứ 9 của Hồ Kha thuộc trung chi II của dòng họ Hồ đại tộc, tức là chi họ Hồ Phi, một chi họ đời nối đời khoa bảng, trung quân ái quốc. Cha là Hồ Thế Anh (còn gọi là Hồ Sĩ Anh) một người văn chương đức hạnh, thi đậu Giải nguyên hai lần, từng làm Tri huyện, huyện Kỳ Hoa, Hương Sơn, sau giữ chức Tham Chính xứ Thái Nguyên được tặng Thị Lang Bộ Hộ, phong tước Diễm Trạch Hầu. Mẹ là người họ Hồ tên là Từ Đức người làng Bèo Hậu (nay là xã Quỳnh Hậu), huyện Quỳnh Lưu.
Ông Hồ Phi Tích tên húy là Kỳ, sinh ngày 15 tháng 7 năm Ất Tỵ đời Vua Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 3, tại thôn Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, (nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Ngay từ nhỏ đã thể hiện là người thông minh mẫn tiệp, có chí khí. Tuổi thơ của Hồ Phi Tích đầy khó khăn vất vả, tuy cha làm quan nhưng là vị quan thanh liêm nên gia cảnh cũng bần hàn. Đặc biệt, là sau khi mẹ mất gia đình càng khó khăn hơn. Hồ Phi Tích đã vượt qua khó khăn để vươn lên học hành đậu đạt và từng bước khẳng định tên tuổi của mình trên con đường học vấn khoa danh.
Năm Giáp Tý, đời Vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà năm thứ 5 (1684) ông tham gia kỳ thi Hương và đỗ đầu xứ. Để có tiền trang trải việc học ông đã khăn gói lên đường ra Kinh đô Thăng Long tìm nơi dạy học, trong vòng 12 năm vừa học tập để tiếp tục thi Hội, thi Đình, lại vừa dạy học kiếm tiền, học trò theo học có đến 500 người. Lúc học tại Trường Quốc Tử Giám, ông là một trong bốn học trò đất Quỳnh Lưu thay nhau đứng đầu bảng và được suy tôn là “Quỳnh Lưu tứ hổ”. Năm Đinh Sửu (1697), đời Vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, Hồ Phi Tích tham gia thi Hội đậu Giải Nguyên và được bổ dụng làm quan Huấn Đạo phủ Quốc Oai.
còn dài lắm nhưng mình ko viết hết đc