Em hãy tìn hiểu về truyền thống yêu nước hy sinh của phụ nữ VN
Giúp mk vs ạ mk sẽ cho 5 vote
0 bình luận về “Em hãy tìn hiểu về truyền thống yêu nước hy sinh của phụ nữ VN Giúp mk vs ạ mk sẽ cho 5 vote”
Con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam là một hiện tượng độc đáo nhất. “Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, đấy là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam. Chỉ tính từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến nay, 24 cuộc chiến tranh ái quốc với quy mô cả nước đã nổ ra để giữ nước! Biết bao thế hệ phụ nữ đã trở thành chiến sĩ trong những lần vận nước gặp nguy nạn. Nhưng không phải chỉ có thế. Trong cuộc đấu tranh giai cấp thường xuyên làm nền cho sự tiến hoá của xã hội, tất cả các thế hệ phụ nữ – với đặc điểm là “công dân chính trị” của họ, cũng đều trở thành những chiến sĩ, tham gia đấu tranh dưới mọi hình thức. Từ những người phụ nữ đã nổi dậy dưới lá cờ Hai Bà Trưng, những vợ ba Cai Vàng, vợ ba Đề Thám… thậm chí cả những người vô danh:
“Gái goá lo việc triều đình
lo năm lo bắc việc mình ko lo
và những mẹ Đốp luôn luôn sẵn sàng tấn công bọn hào lý ở khắp nơi, cho đến những Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiêm, Út Tịch và mẹ Suốt ngày nay – hàng trăm thế hệ phụ nữ đã truyền đi và nhân lên những thuộc tính đặc sắc của người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam.
“Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”.
Câu hát cổ trên cũng là một hình thức ghi nhớ của nhân dân đối với tiết bao người vợ đảm xưa đã góp vào cuộc chiến chung, và không têm trầu “cánh phượng” nữa, mà têm trầu “cánh kiếm”, nô nức, hồ hởi tiễn đưa người thân của mình ra đi. Đó là những con người có một lòng yêu nước rộng lớn và một tinh thần lo toan rất tích cực đến việc chung. Đó là con người sẵn sàng chịu đựng với một sức bền kỳ diệu những gay go gian khổ, những hy sinh to lớn nhất. Đó là những con người bất khuất, không sức mạnh thống trị nào có thể đè bẹp nổi, những con người rất mực kiên cường, không sức mạnh xâm lược nào có thể bẻ gãy được.
Đấy là những chiến sĩ dũng cảm. Và chúng ta hiểu rằng, đối với người phụ nữ Việt Nam, đấy là phẩm chất của những người chiến sĩ có sức mạnh sở trường ở phương diện tinh thần, tình cảm. Trong hoàn cảnh khó khăn gò bó thường xuyên, khả năng vât chất và kỹ thuật của những chiến ở đây không nhiều. Nhưng những cơ sở và điều kiện để tạo ra những khả năng đó, lúc nào cũng có. Đó là những phẩm chất của người lao động và người nội trợ ở trong con người phụ nữ Việt Nam. Khi cần thiết, chỉ cần thời gian, sự tổ chức và tập hợp. Và đấy là điều đặc sắc, thuân lợi và may mắn cho người phụ nữ và cho dân tộc: lúc nào cũng có con người chiến sĩ với những phẩm chất rất tốt nằm trong những người phụ nữ Việt Nam.
Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm – những con người ấy cùng với những thuộc tính, phẩm chất tinh thần của nó đã hợp thành tính cách cơ bản của người phụ nữ Việt-nam. Ở một tính cách đa dạng và phong phú như thế, có thể lọc ra, tìm lấy điều gì chung nhất, điều gì bao trùm, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt-nam?
Trong những lúc vận nước gặp cơn sóng gió, con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam vụt trội lên. Hiện nay, đây là điều đang thu hút sự chăm chú của nhiều người. Nhưng hãy tìm đọc cuốn sổ tay tác chiến của đại đội trưởng pháo bờ biển nữ dân quân xã N. (Quảng Bình), chi tiết kỹ thuật và tình hình chiến sĩ với vũ khí, khí tài, tự nhiên có những dòng rõ ràng không đúng điều lệnh quân sự: “Nếu nạp lên, trên không nhận, sẽ cho giữ vỏ đạn lại, chờ đánh xong giặc Mỹ, sẽ đem đúc nồi đồng”! Con người lao động và nội trợ trong người chiến sĩ Ngô Thị The ấy đang để lộ tính cách cơ bản của mình. Và hình ảnh quen thuộc, gần gũi về vị Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Nguyễn Thị Định, cũng là hình ảnh một người mẹ, một người chị, ngồi trên chiếc võng đã chiến, kim chỉ và chiếc áo trong tay, trìu mến nhìn và chăm chú nghe chiến sĩ. Đấy chính là một phụ nữ:
“Lúc tiến lệnh đều trăm đội ngũ,
Đêm về ngồi vá áo chiến binh!”[1]
Như thế, con người lao động và con người nội trợ ở trong mỗi người phụ nữ Việt Nam mới chính là hình ảnh thường hằng về họ, Con người chiến sĩ, lúc nổi lên thật rạng rỡ, nhưng nhiều lúc vẫn lẩn vào con người lao động và nội trợ, có khi ngay cả vào dịp đang xuất hiện rõ rệt nhất, nó cũng mang cốt cách của hai con người kia. Người phụ nữ nông dân Cao Thị Thả ở Tĩnh Gia (Thanh Hoá), chèo thuyền xông ra biển dưới bom đạn của máy bay Mỹ, diệt cả bọn giặc lái nhảy dù lẫn máy bay đậu trên nước và máy bay lên thẳng của giặc, nhưng vẫn nói rất đúng: “Phải nói công bằng rằng không có thằng giặc Mỹ thì đàn bà chúng tôi mới không phải cầm đến khẩu súng này”. Và bà mẹ Suốt, lập nên kỳ tích trong phục vụ chiến đấu: hàng chục, hàng trăm lần chèo thuyền đưa cán bộ, bộ đội vượt sông trước mưa bom bão đạn, khi được nhà thơ Tố Hữu thán phục hỏi: “Gan chi gan rứa mẹ nờ?”, vẫn chỉ coi trận chiến đấu của mình như là những lần làm ăn bình thường của ông lão ở nhà: “Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!”.
Phong thái bao trùm cốt cách và tâm hồn cơ bản của người phụ nữ Việt-nam đã được tìm thấy ở trong những trường hợp đó. đấy là sự bình dị ,là lòng nhân ái,là ân tình và yêu thương đằm thắm . Chính những điều đó đã làm cho người phụ nữ Việt Nam cần cù, tỉ mỉ, nhẫn nại, dẻo dai, căn cơ, tần tiện, chịu khổ, chịu khó mà lao động đảm đang. Bản thân người phụ nữ dường như không còn thấy đặt ra nhu cầu hưởng thụ gì to tát, nhưng chính là vì chồng con, họ hàng rồi xóm làng, rồi là vì đất nước, vì tình thương yêu tất cả mà họ đã lao động. Cũng chính là với tấm lòng trung hậu, với tình thương yêu mênh mông đối với người thân của mình, rồi với đồng bào chân chính của mình mà người phụ nữ đã thuỷ chung hy sinh, quán xuyến, trong khi làm nghĩa vụ nội trợ. Và cũng chính là vì tấm lòng nhân ái bao trùm mà người phụ nữ đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh oanh liệt.
Khi nhà thơ Chế Lan Viên hỏi một nữ anh hùng: “Vì sao em chiến đấu?” thì thật cảm động là câu trả lời: “Em thương. Em thương các anh quá, nên em liều. Em thấy máu đổ là em thương...”. Cũng thế, hỏi cô Cam Thị Thưng vì sao 17 tuổi, với người bé nhỏ nhưng đã vượt qua bom đạn, cõng bổng được một đồng chí bộ đội bị thương về nơi cứu chữa an toàn; chúng ta cũng được nghe câu trả lời của cô qua nụ cười ngượng nghịu: “Em nghĩ thương các anh mà cõng thấy nhẹ…”. Trái tim nhân ái của phụ nữ Việt Nam là một trái tim lớn. Trái tim đó mang nặng tình thương yêu chính nghĩa nên có lòng căm giận kẻ thù bất nhân mà chiến đấu. “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” – Nguyễn Đình Chiểu xưa đã phát hiện và khẳng định đặc điểm tâm lý ấy của Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam.
lòng nhân ái có thể xem như là hạt nhân cơ bản trong tính cách người phụ nữ Việt Nam. Lòng nhân ái đó lớn mênh mông trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh của dân tộc, làm nền cho những phẩm chất tinh thần phong phú, đặc sắc, những khả năng và vai trò thực tế to lớn của họ.
Chúng ta cũng biết rằng sức mạnh và vẻ đẹp Việt Nam, xưa và nay, cũng có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Từ Hùng Vương, Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, tinh thần ấy là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Phải chăng, tinh thần ấy chính là từ người phụ nữ Việt Nam mà truyền đi và được nhân lên gấp bội? Bởi vì ở đây, hơn ở đâu hết, có vai trò của những người mẹ Việt Nam, những người mẹ xứng đáng với lời biểu dương của Hồ Chủ tịch: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh ra và nuôi dạy nên những thế hệ anh hùng của nước ta”[2]
Con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam là một hiện tượng độc đáo nhất. “Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”, đấy là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam. Chỉ tính từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến nay, 24 cuộc chiến tranh ái quốc với quy mô cả nước đã nổ ra để giữ nước! Biết bao thế hệ phụ nữ đã trở thành chiến sĩ trong những lần vận nước gặp nguy nạn. Nhưng không phải chỉ có thế. Trong cuộc đấu tranh giai cấp thường xuyên làm nền cho sự tiến hoá của xã hội, tất cả các thế hệ phụ nữ – với đặc điểm là “công dân chính trị” của họ, cũng đều trở thành những chiến sĩ, tham gia đấu tranh dưới mọi hình thức. Từ những người phụ nữ đã nổi dậy dưới lá cờ Hai Bà Trưng, những vợ ba Cai Vàng, vợ ba Đề Thám… thậm chí cả những người vô danh:
“Gái goá lo việc triều đình
lo năm lo bắc việc mình ko lo
và những mẹ Đốp luôn luôn sẵn sàng tấn công bọn hào lý ở khắp nơi, cho đến những Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiêm, Út Tịch và mẹ Suốt ngày nay – hàng trăm thế hệ phụ nữ đã truyền đi và nhân lên những thuộc tính đặc sắc của người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam.
“Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”.
Câu hát cổ trên cũng là một hình thức ghi nhớ của nhân dân đối với tiết bao người vợ đảm xưa đã góp vào cuộc chiến chung, và không têm trầu “cánh phượng” nữa, mà têm trầu “cánh kiếm”, nô nức, hồ hởi tiễn đưa người thân của mình ra đi. Đó là những con người có một lòng yêu nước rộng lớn và một tinh thần lo toan rất tích cực đến việc chung. Đó là con người sẵn sàng chịu đựng với một sức bền kỳ diệu những gay go gian khổ, những hy sinh to lớn nhất. Đó là những con người bất khuất, không sức mạnh thống trị nào có thể đè bẹp nổi, những con người rất mực kiên cường, không sức mạnh xâm lược nào có thể bẻ gãy được.
Đấy là những chiến sĩ dũng cảm. Và chúng ta hiểu rằng, đối với người phụ nữ Việt Nam, đấy là phẩm chất của những người chiến sĩ có sức mạnh sở trường ở phương diện tinh thần, tình cảm. Trong hoàn cảnh khó khăn gò bó thường xuyên, khả năng vât chất và kỹ thuật của những chiến ở đây không nhiều. Nhưng những cơ sở và điều kiện để tạo ra những khả năng đó, lúc nào cũng có. Đó là những phẩm chất của người lao động và người nội trợ ở trong con người phụ nữ Việt Nam. Khi cần thiết, chỉ cần thời gian, sự tổ chức và tập hợp. Và đấy là điều đặc sắc, thuân lợi và may mắn cho người phụ nữ và cho dân tộc: lúc nào cũng có con người chiến sĩ với những phẩm chất rất tốt nằm trong những người phụ nữ Việt Nam.
Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm – những con người ấy cùng với những thuộc tính, phẩm chất tinh thần của nó đã hợp thành tính cách cơ bản của người phụ nữ Việt-nam. Ở một tính cách đa dạng và phong phú như thế, có thể lọc ra, tìm lấy điều gì chung nhất, điều gì bao trùm, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt-nam?
Trong những lúc vận nước gặp cơn sóng gió, con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam vụt trội lên. Hiện nay, đây là điều đang thu hút sự chăm chú của nhiều người. Nhưng hãy tìm đọc cuốn sổ tay tác chiến của đại đội trưởng pháo bờ biển nữ dân quân xã N. (Quảng Bình), chi tiết kỹ thuật và tình hình chiến sĩ với vũ khí, khí tài, tự nhiên có những dòng rõ ràng không đúng điều lệnh quân sự: “Nếu nạp lên, trên không nhận, sẽ cho giữ vỏ đạn lại, chờ đánh xong giặc Mỹ, sẽ đem đúc nồi đồng”! Con người lao động và nội trợ trong người chiến sĩ Ngô Thị The ấy đang để lộ tính cách cơ bản của mình. Và hình ảnh quen thuộc, gần gũi về vị Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Nguyễn Thị Định, cũng là hình ảnh một người mẹ, một người chị, ngồi trên chiếc võng đã chiến, kim chỉ và chiếc áo trong tay, trìu mến nhìn và chăm chú nghe chiến sĩ. Đấy chính là một phụ nữ:
“Lúc tiến lệnh đều trăm đội ngũ,
Đêm về ngồi vá áo chiến binh!”[1]
Như thế, con người lao động và con người nội trợ ở trong mỗi người phụ nữ Việt Nam mới chính là hình ảnh thường hằng về họ, Con người chiến sĩ, lúc nổi lên thật rạng rỡ, nhưng nhiều lúc vẫn lẩn vào con người lao động và nội trợ, có khi ngay cả vào dịp đang xuất hiện rõ rệt nhất, nó cũng mang cốt cách của hai con người kia. Người phụ nữ nông dân Cao Thị Thả ở Tĩnh Gia (Thanh Hoá), chèo thuyền xông ra biển dưới bom đạn của máy bay Mỹ, diệt cả bọn giặc lái nhảy dù lẫn máy bay đậu trên nước và máy bay lên thẳng của giặc, nhưng vẫn nói rất đúng: “Phải nói công bằng rằng không có thằng giặc Mỹ thì đàn bà chúng tôi mới không phải cầm đến khẩu súng này”. Và bà mẹ Suốt, lập nên kỳ tích trong phục vụ chiến đấu: hàng chục, hàng trăm lần chèo thuyền đưa cán bộ, bộ đội vượt sông trước mưa bom bão đạn, khi được nhà thơ Tố Hữu thán phục hỏi: “Gan chi gan rứa mẹ nờ?”, vẫn chỉ coi trận chiến đấu của mình như là những lần làm ăn bình thường của ông lão ở nhà: “Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!”.
Phong thái bao trùm cốt cách và tâm hồn cơ bản của người phụ nữ Việt-nam đã được tìm thấy ở trong những trường hợp đó. đấy là sự bình dị ,là lòng nhân ái,là ân tình và yêu thương đằm thắm . Chính những điều đó đã làm cho người phụ nữ Việt Nam cần cù, tỉ mỉ, nhẫn nại, dẻo dai, căn cơ, tần tiện, chịu khổ, chịu khó mà lao động đảm đang. Bản thân người phụ nữ dường như không còn thấy đặt ra nhu cầu hưởng thụ gì to tát, nhưng chính là vì chồng con, họ hàng rồi xóm làng, rồi là vì đất nước, vì tình thương yêu tất cả mà họ đã lao động. Cũng chính là với tấm lòng trung hậu, với tình thương yêu mênh mông đối với người thân của mình, rồi với đồng bào chân chính của mình mà người phụ nữ đã thuỷ chung hy sinh, quán xuyến, trong khi làm nghĩa vụ nội trợ. Và cũng chính là vì tấm lòng nhân ái bao trùm mà người phụ nữ đã chiến đấu kiên cường, bất khuất, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh oanh liệt.
Khi nhà thơ Chế Lan Viên hỏi một nữ anh hùng: “Vì sao em chiến đấu?” thì thật cảm động là câu trả lời: “Em thương. Em thương các anh quá, nên em liều. Em thấy máu đổ là em thương...”. Cũng thế, hỏi cô Cam Thị Thưng vì sao 17 tuổi, với người bé nhỏ nhưng đã vượt qua bom đạn, cõng bổng được một đồng chí bộ đội bị thương về nơi cứu chữa an toàn; chúng ta cũng được nghe câu trả lời của cô qua nụ cười ngượng nghịu: “Em nghĩ thương các anh mà cõng thấy nhẹ…”. Trái tim nhân ái của phụ nữ Việt Nam là một trái tim lớn. Trái tim đó mang nặng tình thương yêu chính nghĩa nên có lòng căm giận kẻ thù bất nhân mà chiến đấu. “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” – Nguyễn Đình Chiểu xưa đã phát hiện và khẳng định đặc điểm tâm lý ấy của Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam.
lòng nhân ái có thể xem như là hạt nhân cơ bản trong tính cách người phụ nữ Việt Nam. Lòng nhân ái đó lớn mênh mông trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh của dân tộc, làm nền cho những phẩm chất tinh thần phong phú, đặc sắc, những khả năng và vai trò thực tế to lớn của họ.
Chúng ta cũng biết rằng sức mạnh và vẻ đẹp Việt Nam, xưa và nay, cũng có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Từ Hùng Vương, Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, tinh thần ấy là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Phải chăng, tinh thần ấy chính là từ người phụ nữ Việt Nam mà truyền đi và được nhân lên gấp bội? Bởi vì ở đây, hơn ở đâu hết, có vai trò của những người mẹ Việt Nam, những người mẹ xứng đáng với lời biểu dương của Hồ Chủ tịch: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh ra và nuôi dạy nên những thế hệ anh hùng của nước ta”[2]