Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly? Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa và tác dụng gì?

Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly?
Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa và tác dụng gì?

0 bình luận về “Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly? Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa và tác dụng gì?”

  1. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly:

    Về mặt chính trị:

    – Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

    – Đối với một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

    – Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

    Về mặt Kinh tế – tài chính:

    – Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

    -Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.

    Về mặt Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân,…

    Về mặt Văn hóa – giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học.

    Về mặt Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. 

    Ý nghĩa: Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng

    – Tác dụng:

    + Ổn định tình hình xã hội.

    + Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.

    + Văn hóa, giáo duc mang đậm tính dân tộc.

    + Làm suy yếu thế lực họ Trần.

    Xin hay nhất

    Bình luận
  2. Những cải cách của Hồ Quý Ly:
    – Chính trị:
    + Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ
    bằng những người không phải họ Trần, thân cận với mình. 
    + Đổi tên một số đơn vị cấp trấn, và quy định cách làm việc của bộ máy chính
    quyền các cấp, các quân ở triều phải về các lộ để nắm tình hình.
    – Tài chính, kinh tế: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành
    chính sách “hạn điền”, quy định lại thuế ruộng, thuế định.
    – Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô” năm đói kém bắt nhà giàu phải
    bán thóc cho nhà nghèo.
    – Văn hóa, giáo dục: Bắt nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch
    sách chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học.
    – Quân sự: Tăng cường củng cố quân sự, quốc phòng. 
    – Ý nghĩa và tác dụng:
    + Đưa nước ta bước đầu thoát khỏi khủng hoảng. 
    + Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. 
    + Làm suy yếu thế lực nhà Trần. 
    + Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước. 
    + Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ. 

    Bình luận

Viết một bình luận