Em hãy tự chọn và giới thiệu đôi nét về 3 nhà yêu nước Việt Nam trong giai đoạn từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX. (tên, quê quán, gia đình, chức danh và công lao)
Em hãy tự chọn và giới thiệu đôi nét về 3 nhà yêu nước Việt Nam trong giai đoạn từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX. (tên, quê quán, gia đình, chức danh và công lao)
1.Nguyễn Tri Phương (1800–1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Thành Hà Nội thất thủ, ông bị quân Pháp bắt giữ nhưng ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết.
guyễn Tri Phương (chữ Hán: 阮知方) tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (9 tháng 9 năm 1800), quê làng Đường Long (Chí Long), xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên cơ nghiệp lớn.
Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh.
Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành công ông được thăng hàm Thị lang.
Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng hàm Tham tri, làm việc ở Nội các.
Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long và Định Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá.
Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên[1]). Năm 1845, ông cùng với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm La của tướng Bodin, bình định Cao Miên, ổn định hoàn toàn vùng biên giới Tây Nam thuộc miền Tây Nam bộ.
Ông được vua Thiệu Trị khen là người gan dạ: Gần đây có viên trung sứ từ quân thứ về nói : Nguyễn Tri Phương đối trận đánh nhau với giặc, đạn rơi xuống như mưa ; tỳ tướng bẩm xin bỏ lọng đi để cho địch khỏi biết. Tri Phương quát lên, sai giương thêm 2 lọng nữa. Từ đấy, khí thế quân sĩ hăng hái gấp trăm lần, sẽ thu được thành công. Ví phỏng người nhút nhát đương vào việc ấy, liệu có khỏi mất tinh thần không ?”.[2]
Sau đó, ông được thăng chức Khâm sai quân thứ đại thần Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ (tháng 9 âm/1845)[3], rồi được thưởng danh hiệu “An Tây trí dũng tướng” (tháng 2 âm/1847)[4].
Tháng 5 năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước Tráng Liệt tử[5] và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ “Quân kỳ thạc phụ”, được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế). Sau khi vua Thiệu Trị mất, ông được đình thần tôn làm Phụ chính Đại thần (theo di chiếu).
Năm Mậu Thân (1848), vua Tự Đức phong tước cho ông là Tráng Liệt bá. Cùng năm đó, cha ông qua đời. Ông xin về cư tang, nhưng vì đang làm Phụ chính nên chỉ được nghỉ một thời gian ngắn phải ra làm việc tại triều đình.
Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức chuẩn phê cải tên ông là Nguyễn Tri Phương[6]. Từ đó tên Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Sau đó ông được sung chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ, rồi lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Trong thời gian này, ông có công lập được nhiều đồn điền, khai khẩn đất hoang, dân cư ở địa phương được an cư lập nghiệp.
2.Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷炤; 1822–1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An [3], huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn lên, ông cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ, tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh ra bảy con (4 trai, 3 gái) và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.
Đi học[sửa | sửa mã nguồn]
Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được má nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.
Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, bố của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định.
Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông [4].
Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849)[4]. Lần này, ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).
1.Nguyễn Tri Phương (1800–1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Thành Hà Nội thất thủ, ông bị quân Pháp bắt giữ nhưng ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết.
guyễn Tri Phương (chữ Hán: 阮知方) tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (9 tháng 9 năm 1800), quê làng Đường Long (Chí Long), xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên cơ nghiệp lớn.
Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh.
Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành công ông được thăng hàm Thị lang.
Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng hàm Tham tri, làm việc ở Nội các.
Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long và Định Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá.
Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên[1]). Năm 1845, ông cùng với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm La của tướng Bodin, bình định Cao Miên, ổn định hoàn toàn vùng biên giới Tây Nam thuộc miền Tây Nam bộ.
Ông được vua Thiệu Trị khen là người gan dạ: Gần đây có viên trung sứ từ quân thứ về nói : Nguyễn Tri Phương đối trận đánh nhau với giặc, đạn rơi xuống như mưa ; tỳ tướng bẩm xin bỏ lọng đi để cho địch khỏi biết. Tri Phương quát lên, sai giương thêm 2 lọng nữa. Từ đấy, khí thế quân sĩ hăng hái gấp trăm lần, sẽ thu được thành công. Ví phỏng người nhút nhát đương vào việc ấy, liệu có khỏi mất tinh thần không ?”.[2]
Sau đó, ông được thăng chức Khâm sai quân thứ đại thần Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ (tháng 9 âm/1845)[3], rồi được thưởng danh hiệu “An Tây trí dũng tướng” (tháng 2 âm/1847)[4].
Tháng 5 năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước Tráng Liệt tử[5] và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ “Quân kỳ thạc phụ”, được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế). Sau khi vua Thiệu Trị mất, ông được đình thần tôn làm Phụ chính Đại thần (theo di chiếu).
Năm Mậu Thân (1848), vua Tự Đức phong tước cho ông là Tráng Liệt bá. Cùng năm đó, cha ông qua đời. Ông xin về cư tang, nhưng vì đang làm Phụ chính nên chỉ được nghỉ một thời gian ngắn phải ra làm việc tại triều đình.
Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức chuẩn phê cải tên ông là Nguyễn Tri Phương[6]. Từ đó tên Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Sau đó ông được sung chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ, rồi lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Trong thời gian này, ông có công lập được nhiều đồn điền, khai khẩn đất hoang, dân cư ở địa phương được an cư lập nghiệp.
2.Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷炤; 1822–1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Ông xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, xã Phong An [3], huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; nay thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Lớn lên, ông cưới vợ ở đây và đã có hai con (một trai và một gái). Mùa hạ, tháng 5 năm Canh Thìn (1820) Tả quân Lê Văn Duyệt được triều đình Huế phái vào làm Tổng trấn Gia Định Thành. Đến đầu mùa thu, Nguyễn Đình Huy đi theo Tả quân, để tiếp tục làm thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn. Ở Gia Định, ông Huy có thêm người vợ thứ là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, sinh ra bảy con (4 trai, 3 gái) và Nguyễn Đình Chiểu chính là con đầu lòng.
Đi học[sửa | sửa mã nguồn]
Thuở bé, Nguyễn Đình Chiểu được má nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng.
Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, bố của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định.
Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông [4].
Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849)[4]. Lần này, ông cùng đi với em trai là Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi).
cho mình ctlhn nha:)