em hãy viết đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích vẻ đẹp tâm hồn của chị dậu ?

em hãy viết đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích vẻ đẹp tâm hồn của chị dậu ?

0 bình luận về “em hãy viết đoạn văn diễn dịch 12 câu phân tích vẻ đẹp tâm hồn của chị dậu ?”

  1. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, tác giả Ngô Tất Tố đã miêu tả rất rõ nét và sinh động về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách hiền lành của chị Dậu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng cùng đinh trong làng lúc bấy giờ. Chị phải phải bán tất cả những thứ có trong nhà: đàn chó, gánh khoai,…nhưng vẫn không đủ để trả sưu lại cho nhà nước. Và điều đau đớn nhất là chị phải bán đứa con gái lên 7 tuổi cho lão Nghị Quế. Chị Dậu vô cùng khổ cực, vất vả khi phải gánh vác tất cả những nợ nần chồng chất do người em chồng đã chết để lại. Chồng chị- Anh Dậu ốm nặng bị trói suốt đêm và ngất xỉu, chính lúc này cả cái gánh nặng của gia đình đè lên vai chị do không có ai cùng gắng vác. Dù cho hoàn cảnh của chị có như thế nào đi chăng nữa thì chị vẫn luôn làm tròn nghĩa vụ của một người mẹ, một người vợ. Chị luôn dành tất cả những tình yêu thương của mình đối với chồng, với các con. Khi chị bị người nhà lý trưởng đe dọa, bịch cho mấy bịch vào người thì chị vẫn cố gắng phản kháng lại để bảo vệ cho chồng chị, sự kìm chế bấy lâu nay của chị đã được bộc phát khi chúng tiến đến và trói người chồng đau ốm của chị. Ta thấy được đó là sự bộc phát nỗi tức giận của người nông dân khi bị chế độ phong kiến kìm hãm bấy lâu

    Bình luận
  2. Đọc văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, chắc hẳn người đọc chẳng thể quên được hình ảnh chị Dậu- một người phụ nữ khổ cực nhưng có vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc. Hoàn cảnh gia đình chị nghèo khó, để cứu chồng chị phải cắn rứt mà bán con bán chó , điều ấy cũng chỉ mang anh Dậu từ đình như chết đi sống lại về nhà, nhờ tình làng nghĩa xóm bà hàng xóm cho chị bát gạo, chị liền đi nấu cháo cho chồng rồi ngồi chờ chồng ăn xem có ngon không, hành động ấy tuy nhỏ nhưng cũng thể hiện chị là một con người yêu chồng, lo lắng cho chồng thế nào. Nhưng hỡi ôi, cháo chưa lên đến miệng bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã xông vào bắt trói anh Dậu hơn nữa còn đòi cả suất sưu của người em chồng đã mất từ mấy năm trước. Dù uất ức nhưng chị Dậu vẫn cố kìm nén lại mong sao lo cho chồng được bình yên; chị tha thiết cầu xin van nài nhưng chúng như “nước đổ đầu vịt”, được nước lấn tới, chẳng thèm nghe lấy một chữ, một lời chị nói mà càng hung hãn hơn, thét trói mạnh bạo. Nhìn chồng mình, gai đình phải chịu bao bất công như vậy, chị sao chịu nổi? Cuối cùng thì cái sức mạnh phản kháng của người phụ nữ cũng được trỗi dậy. Chị vùng lên mạnh mẽ quật ngã hai tên tay sai , một người phụ nữ chân yếu tay mềm như thế , cứ ngỡ chỉ có thể nấu cơm, đi chợ nhưng chị lại có thể “một mình cân hai” mà đòi lại công bằng cho gia đình, nó thể hiện tinh thần đấu tranh, “tức nước thì vỡ bờ” của người nông dân trong xã hội phong kiến. Dù chị không phải là đấng nam nhi nhưng chị lại tổ hợp đầy đủ các phẩm chất của cả nữ lẫn nam; chị vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, yêu thương chồng con đấy , nhẫn nhịn đấy nhưng không thể chịu nhục mãi được. Qua đó ta lại thấy thêm được ở người con gái một vẻ đẹp trong sáng, một sức mạnh phản kháng tiềm tàng mãnh liệt.

    Bình luận

Viết một bình luận