em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu (trong đó có sử dụng 2câu bị động và 2 câu chủ động) để trình bày suy nghĩ về những người hùng thầm lặng trong bối

By aikhanh

em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu (trong đó có sử dụng 2câu bị động và 2 câu chủ động) để trình bày suy nghĩ về những người hùng thầm lặng trong bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID 19

0 bình luận về “em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu (trong đó có sử dụng 2câu bị động và 2 câu chủ động) để trình bày suy nghĩ về những người hùng thầm lặng trong bối”

  1. Bên trong Khoa Gây mê – hồi sức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là một thế giới khác biệt, thế giới của lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết. Trong phòng bệnh được vô trùng tuyệt đối, tiếng máy thở tí tách đều đều, các bác sĩ tập trung cao độ dõi theo, chăm sóc, hồi sức cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

     

    Bỗng tiếng chuông báo động đỏ nội viện vang lên, một bệnh nhân nam bị đâm vào ngực, được đưa vào cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, ngưng tim. Ngay lập tức, những bước chân thoăn thoắt, tất cả máy móc, dụng cụ sạch bóng đã vô khuẩn tuyệt đối được sắp đặt theo trình tự sẵn sàng. Chưa đầy 5 phút sau, băng ca đẩy cửa đưa bệnh nhân vào phòng mổ, cùng đi là các bác sĩ Khoa Ngoại hồi sức tích cực, Ngoại lồng ngực – mạch máu, hồi sức tim mạch… nhanh chóng có mặt, thống nhất thực hiện siêu âm tại phòng mổ.

     

    Cùng lúc đó, bác sĩ rửa tay sát khuẩn, chuẩn bị trang phục, đeo găng tay vô khuẩn. Bác sĩ gây mê đến nhận định, đánh giá tình trạng bệnh nhân, khai thác bệnh sử, tiền sử về các bệnh lý và tiền sử dị ứng thuốc. Bởi, cuộc phẫu thuật dù nhỏ đối với gây mê cũng là nặng nề, đặc biệt đối với người bị tiểu đường, cao huyết áp, tiền sử tai biến… Nếu không đánh giá kỹ thì khi thuốc mê vào cơ thể, gan không chịu nổi, bệnh nhân sẽ tử vong ngay. Mỗi người có một tình trạng bệnh lý khác nhau và cách xử lý cũng khác nhau, không có một phác đồ chung cho tất cả mọi người, chỉ biết sai một ly đi một… đời người.

    – Bệnh nhân được cho kháng sinh trước mổ chưa anh Hồng?

    – OK rồi nhé.

    – Bác sĩ mổ được chưa anh?

    – OK luôn.

    – Chúng ta bắt đầu nhé.

     

    Đó là cuộc trao đổi cực gọn và thân thiết giữa phẫu thuật viên Lưu Ngọc Hùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực 2, với bác sĩ gây mê Hoàng Mạnh Hồng, Trưởng Khoa Gây mê – Hồi sức. Trong khi từng đường dao của bác sĩ Hùng rạch ổ bụng để kiểm tra thì bác sĩ Hồng lùi lại phía sau tấm màn xanh vừa hút dịch ứ đọng, vừa lắng nghe ý kiến bác sĩ mổ để thực hiện y lệnh. Phát hiện bệnh nhân bị vết thương hở từ ngực phải gây tràn máu màng phổi, thủng cơ hoành xuyên gan lên trung thất, gây vết thương màng ngoài tim chảy máu tràn trung thất. Không chần chừ, các bác sĩ đã phối hợp nhịp nhàng, giành lại sự sống cho người bệnh ngay trên bàn mổ bằng các thao tác nhanh gọn, khâu gan cầm máu, khâu màng ngoài tim cầm máu kết hợp dẫn lưu màng phổi, khâu cơ hoành.

     

    Lần đầu tiên được vào phòng mổ, như bao người khác, tôi chỉ chăm chú quan sát bàn tay của bác sĩ phẫu thuật. Nhưng dần dà tôi nhận ra rằng phía sau mành vải che bệnh nhân là một êkíp gây mê – hồi sức đang căng thẳng theo dõi nhịp tim, huyết áp, bão hòa oxy, nhịp thở… điều chỉnh máy móc và phương tiện hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong suốt ca phẫu thuật. Bởi, bệnh nhân ổn định thì phẫu thuật viên mới toàn tâm phẫu thuật.

     

    Ca mổ kết thúc, ê-kíp phẫu thuật tháo găng tay, thay đồ thì bác sĩ gây mê bắt đầu “hiệp ba” là hồi sức cho bệnh nhân. Việc này nhằm theo dõi sức khỏe người bệnh, đưa các chức năng sống của bệnh nhân trở về bình thường, thoát khỏi sự thay thế và hỗ trợ của máy móc. Tại phòng hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, người bệnh được theo dõi kỹ lưỡng với hệ thống máy móc tối tân và mật độ 2 điều dưỡng/1 người bệnh. Mặc dù công việc rất áp lực, nhưng các y, bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng và nhân viên y tế tại khoa gây mê – hồi sức đều đồng lòng hướng mục tiêu chung là đem đến sự an toàn tối đa dành cho người bệnh.

     

    Khi công việc đã “vãn”, bác sĩ tranh thủ nghỉ ngơi trong căn phòng nhỏ khoảng 15m2, hầu như không có giờ nghỉ cố định. Người chợp mắt trên chiếc ghế, người tháo khẩu trang để hít thở sau hàng giờ trong phòng mổ, người tranh thủ lót dạ khi đã quá bữa. Đối với các y, bác sĩ trong phòng mổ, những cơn thèm ngủ rồi cũng quen hay cảnh tượng họ gần như kiệt sức khi ra khỏi phòng mổ cũng đã trở nên bình thường. Bởi tất cả đều được đánh đổi là giữ lại mạng sống cho người bệnh. Đó là một công việc lặng thầm ít ai biết, mà vai trò của họ đã góp một nửa thành công cho những ca mổ.

     

    Gần 4 giờ chiều, chuông báo động nội viện lại một lần nữa vang lên, tin báo từ khoa cấp cứu có một ca vết thương phức tạp ở chân, các bác sĩ nhanh chóng chuẩn bị phòng mổ mới để ca mổ có thể được diễn ra nhanh nhất. Bệnh nhân vào phòng với tâm trạng rất hoảng sợ vì mới bị xe cán gần đứt lìa bàn chân trái. Mỗi người một việc, không cần ai bảo ai, cả ê kíp làm việc nhịp nhàng. Máy siêu âm được đẩy vào phòng để thực hiện kỹ thuật gây tê đám rối một bàn chân cho bệnh nhân. Đây là kỹ thuật mới nhằm gây tê chính xác và an toàn cho bệnh nhân. Trong cuộc phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và không hề đau đớn. Trong khi đang mổ cấp cứu để cứu bàn chân cho bệnh nhân, ngay phòng bên cạnh đang chuẩn bị mổ ruột thừa cho một người phụ nữ.

    Trả lời

Viết một bình luận