Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ chữ kể về đức tính có công mài sắt có ngày nên kim
0 bình luận về “Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ chữ kể về đức tính có công mài sắt có ngày nên kim”
Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.
Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.
Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.
Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.
Trong mỗi con người tìm ẩn bao sức mạnh phi thường của ý chí, nghị lực và lòng kiên trì. Chân lí trong câu ” CCMS, CNNK” được ch/m qua bao tấm gương đẹp đẽ.
Đúng vậy, từ 1 thanh sắt to thôi sô, người thợ mài đi mài lại ngày qua ngày cho đến khi nó thành 1 chiếc kim bé xíu tiện dụng, giúp ích cho việc may vá. Việc cần cù chịu khó từ thanh sắt thô sơ, cứng ráp biến thành cây kim nhỏ bé thì mọi việc khác nếu ta chăm chỉ thì sẽ thành công. Là học sinh, chắc ta ko quên được anh học trò nghèo thông minh, hiếu học Châu Trí. Vì nhà nghèo, anh phải vào chùa Long tuyền để quét lá đa, lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi đau khổ và chịu khó học tập để cuối cùng anh đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục anh.
Rồi đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, từ nhỏ hai bàn tay ông bị bại liệt nên làm mọi việc rất khó khăn, chỉ có 2 đôi chân để di chuyển. Đến lứa tuổi đi học, thấy các bạn cùng trang lứa được cắp sách tới trường, Kí cũng rất ham. Thế rồi, mẹ dẫn Kí tới nhà cô giáo để xin theo học. Song vì nhìn thấy đôi tay Kí bị bại liệt nên cô giáo cũng ái ngại không cho Kí theo học. Nhưng không vì thế mà Kí từ bỏ, lúc đầu ông tập viết bằng miệng. Thấy cách viết này không hiệu quả, ông đổi sang viết bằng chân. Người bình thường viết bằng tay vốn đã khó mà nay viết bằng chân lại càng khó hơn. Có khi ông bị co rút chuột, có khi lại bị tê chân nhưng ông không từ bỏ. Cuối cùng, ông đã thành công với việc viết chữ bằng đôi bàn chân của mình. Cô giáo cũng chấp nhận thu nhận Kí vào học. Như ông Mạc Đĩnh Chi, vì vóc dáng ông thấp bé, dung mạo xấu xí nên từ nhỏ ông thường bị mọi người trêu chọc, khinh rẻ. Ngay từ nhỏ, MĐC đã ra sức học thật giỏi vì ông biết chỉ có con đường học mới giúp ông thoát khỏi cảnh nghèo hèn. Với tài năng của mình, ông đc Chiêu Quốc Vương nhận là môn cồ, chu cấp tiền cho ăn học. Cuối cùng ông trở thành Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ ” Ngọc Tỉnh Liên- Sen trong giếng ngọc” gây xúc động lòng người. Ngày nay cũng có biết bao người học trò nghèo kiên trì vượt khó và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả, gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó, họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc sống. Qủa thực nếu ta quyết tâm làm việc thì dù việc khó đến mấy ta cũng sẽ làm nên :
” Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng ko bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên ”
Câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắt đối vs con người, ch/ta có thể học tập và làm theo. – Chúc em học tốt, hi vọng chị không lạc đề- E có thể tham khảo các ý của bài chị và viết theo
– Đây là bài độc quyền của chị, không sao chép trên bất kì web nào
– Hi vọng e có thể cho cj 5 sao + ctrlhn nếu thấy bài của chị khá ổn
Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.
Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.
Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.
Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.
Trong mỗi con người tìm ẩn bao sức mạnh phi thường của ý chí, nghị lực và lòng kiên trì. Chân lí trong câu ” CCMS, CNNK” được ch/m qua bao tấm gương đẹp đẽ.
Đúng vậy, từ 1 thanh sắt to thôi sô, người thợ mài đi mài lại ngày qua ngày cho đến khi nó thành 1 chiếc kim bé xíu tiện dụng, giúp ích cho việc may vá. Việc cần cù chịu khó từ thanh sắt thô sơ, cứng ráp biến thành cây kim nhỏ bé thì mọi việc khác nếu ta chăm chỉ thì sẽ thành công. Là học sinh, chắc ta ko quên được anh học trò nghèo thông minh, hiếu học Châu Trí. Vì nhà nghèo, anh phải vào chùa Long tuyền để quét lá đa, lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi đau khổ và chịu khó học tập để cuối cùng anh đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục anh.
Rồi đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, từ nhỏ hai bàn tay ông bị bại liệt nên làm mọi việc rất khó khăn, chỉ có 2 đôi chân để di chuyển. Đến lứa tuổi đi học, thấy các bạn cùng trang lứa được cắp sách tới trường, Kí cũng rất ham. Thế rồi, mẹ dẫn Kí tới nhà cô giáo để xin theo học. Song vì nhìn thấy đôi tay Kí bị bại liệt nên cô giáo cũng ái ngại không cho Kí theo học. Nhưng không vì thế mà Kí từ bỏ, lúc đầu ông tập viết bằng miệng. Thấy cách viết này không hiệu quả, ông đổi sang viết bằng chân. Người bình thường viết bằng tay vốn đã khó mà nay viết bằng chân lại càng khó hơn. Có khi ông bị co rút chuột, có khi lại bị tê chân nhưng ông không từ bỏ. Cuối cùng, ông đã thành công với việc viết chữ bằng đôi bàn chân của mình. Cô giáo cũng chấp nhận thu nhận Kí vào học.
Như ông Mạc Đĩnh Chi, vì vóc dáng ông thấp bé, dung mạo xấu xí nên từ nhỏ ông thường bị mọi người trêu chọc, khinh rẻ. Ngay từ nhỏ, MĐC đã ra sức học thật giỏi vì ông biết chỉ có con đường học mới giúp ông thoát khỏi cảnh nghèo hèn. Với tài năng của mình, ông đc Chiêu Quốc Vương nhận là môn cồ, chu cấp tiền cho ăn học. Cuối cùng ông trở thành Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ ” Ngọc Tỉnh Liên- Sen trong giếng ngọc” gây xúc động lòng người. Ngày nay cũng có biết bao người học trò nghèo kiên trì vượt khó và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả, gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó, họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc sống. Qủa thực nếu ta quyết tâm làm việc thì dù việc khó đến mấy ta cũng sẽ làm nên :
” Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng ko bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên ”
Câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắt đối vs con người, ch/ta có thể học tập và làm theo.
– Chúc em học tốt, hi vọng chị không lạc đề- E có thể tham khảo các ý của bài chị và viết theo
– Đây là bài độc quyền của chị, không sao chép trên bất kì web nào
– Hi vọng e có thể cho cj 5 sao + ctrlhn nếu thấy bài của chị khá ổn
@Hynn ·ω·